Trong chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, có nội dung thảo luận dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi. Rất nhiều nội dung của dự thảo đã được các đại biểu thống nhất. Riêng quy định về độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Trong chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, có nội dung thảo luận dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi. Rất nhiều nội dung của dự thảo đã được các đại biểu thống nhất. Riêng quy định về độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Phần lớn đại biểu đề nghị giữ nguyên độ tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60, nữ là 55. Theo đó, nhiều người lập luận rằng phụ nữ ngoài công việc chuyên môn còn phải chăm lo cho gia đình, nên quy định như thế là phù hợp với sức khỏe, thể trạng của nữ giới. Các đại biểu ủng hộ độ tuổi này còn nhận định, đa số phụ nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại; công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đều mong muốn được nghỉ hưu ở tuổi 55.
Ngược lại, số đại biểu ủng hộ phương án tăng độ tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 tuổi thì đánh giá, nếu quy định này được thông qua, nữ giới đỡ thiệt thòi về bậc lương, mức lương khi nghỉ hưu, đồng thời bình đẳng với nam giới về quyền lao động. Các đại biểu nghiêng về độ tuổi 60 đối với nữ khi nghỉ hưu dẫn chứng, tận dụng được lao động nữ giới có trình độ cao, sẽ tránh lãng phí cho xã hội vì phụ nữ từ tuổi 55 đến 60 đang ở đỉnh cao của trí tuệ. Giai đoạn này, hầu hết phụ nữ đã bớt vướng bận gia đình nên có thể toàn tâm, toàn ý lo cho việc chung... Thực tế, cho dù ý kiến còn trái ngược nhau, song ủng hộ quan điểm giữ nguyên hay tăng độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới lên 60 tuổi, các đại biểu đều có lý khi lập luận là để bảo vệ quyền của lao động nữ. Có thể nói, sự chưa thống nhất về quan điểm lại là điều đáng mừng, thể hiện được tính dân chủ trong hoạt động của Quốc hội.
Lần này, nếu các đại biểu bấm nút thông qua bất kỳ phương án nào trong hai giải pháp nêu trên, cũng đều tạo bất ngờ không nhỏ trong một bộ phận giới nữ. Thời gian qua, dư luận cũng bàn tán, nếu Quốc hội thống nhất thông qua phương án tối ưu theo hướng ưu tiên và trân trọng phụ nữ, chắc chắn sẽ tạo được sự đồng thuận cao của xã hội. Đó là, quy định độ tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ là 60 tuổi. Riêng đối với nữ giới, nếu đủ 55 tuổi, có đủ thời gian đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định, nhưng có nguyện vọng nghỉ hưu thì đều được giải quyết.
Vũ Trung Kiên
x