Báo Đồng Nai điện tử
En

Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động: Sẵn sàng trong mọi tình huống…

10:06, 11/06/2012

Công an tỉnh vừa thành lập Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Để đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc về những vấn đề liên quan đến hoạt động của tiểu đoàn, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Nguyễn Văn Khánh, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động.

Công an tỉnh vừa thành lập Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Để đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc về những vấn đề liên quan đến hoạt động của tiểu đoàn, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Nguyễn Văn Khánh, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động. Ông Khánh cho  biết:

- Sự ra đời của Tiểu đoàn CSCĐ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới. Thực tế, tiểu đoàn hiện nay là tiền thân của CSCĐ trực thuộc Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Công an tỉnh. Tuy nhiên, Tiểu đoàn CSCĐ mới thành lập có quy mô lớn hơn, gồm 3 đại đội, trong đó có một trung đội đặc nhiệm. Đây là lực lượng cơ động nhanh, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.

* Nhiệm vụ chính của tiểu đoàn là gì, thưa Thượng tá?

- Tiểu đoàn CSCĐ có trách nhiệm giúp trưởng phòng tham mưu cho giám đốc Công an tỉnh tổ chức thực hiện công tác vũ trang cơ động, tuần tra kiểm soát và chiến đấu ngăn chặn, trấn áp kịp thời các vụ gây rối; phối hợp truy bắt các đối tượng hình sự nguy hiểm; tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ. Ngoài ra, tiểu đoàn còn có nhiệm vụ tổ chức vũ trang, kiểm soát trên địa bàn trọng điểm, phức tạp, các tuyến giao thông quan trọng, phòng chống đua xe trái phép, phối hợp thực hiện các phương án bảo vệ an toàn cán bộ của Đảng và Nhà nước, các đoàn khách quốc tế; bảo vệ các sự kiện, mít tinh, diễu hành, các ngày lễ… Lực lượng tổ chức thường trực chiến đấu 24/24 giờ trong ngày, đảm bảo quân số, phương tiện, vũ khí chiến đấu theo lệnh và cấp báo động để sẵn sàng cơ động, tác chiến trên toàn địa bàn tỉnh.

* Thưa Thượng tá, cũng là lực lượng phản ứng nhanh, vậy so với Cảnh sát 113 thì nhiệm vụ của tiểu đoàn có gì khác biệt?

- Điểm chung của hai lực lượng này là vì nhân dân phục vụ. Tuy cùng là lực lượng phản ứng nhanh, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu nhưng Cảnh sát 113 so với CSCĐ có một số điểm khác biệt về chức năng, nhiệm vụ. Cảnh sát 113 có mặt mọi nơi để giải quyết, ứng cứu, ứng phó nhanh các vụ việc, nhất là khi có yêu cầu khẩn. Sự có mặt kịp thời của họ đối với những vụ việc cấp bách nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại, hậu quả xấu có thể xảy ra, sau đó vụ việc sẽ được bàn giao lại cho các đơn vị chức năng khác giải quyết. Còn CSCĐ không quản lý địa bàn cụ thể, không phụ trách về nhân khẩu, hộ khẩu...

Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động tỉnh luyện tập chiến thuật tác chiến.
Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động tỉnh luyện tập chiến thuật tác chiến.

Do vậy, đối với những vụ việc về an ninh trật tự... xảy ra trên địa bàn, người dân liên hệ trực tiếp với lực lượng công an địa phương, Cảnh sát 113 để được hỗ trợ. CSCĐ chỉ tham gia giải quyết các vụ việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao như đã nêu, đồng thời sẵn sàng tham gia phối hợp với các lực lượng khác đối với những vụ việc lớn cần sự hỗ trợ và được sự phân công của Ban giám đốc Công an tỉnh.

* Xin cảm ơn Thượng tá!

 Kim Liễu (thực hiện)

 

 

 

Tin xem nhiều