Báo Đồng Nai điện tử
En

Bảo hiểm nông nghiệp: Hỗ trợ người dân giảm bớt thiệt hại trong chăn nuôi

09:04, 15/04/2012

Đồng Nai là một trong 21 tỉnh được chọn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), giai đoạn 2011 - 2013 trên vật nuôi (trâu, bò, heo, gà, vịt). Để người dân hiểu chính xác và đầy đủ về BHNN, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Tấn, Trưởng phòng Tổ chức hành chính sự nghiệp - Sở Tài chính, thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện BHNN tỉnh.

Ông Đặng Văn Tấn.
Ông Đặng Văn Tấn.

Đồng Nai là một trong 21 tỉnh được chọn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), giai đoạn 2011 - 2013 trên vật nuôi (trâu, bò, heo, gà, vịt). Để người dân hiểu chính xác và đầy đủ về BHNN, phóng viên Báo Đồng Nai đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Tấn, Trưởng phòng Tổ chức hành chính sự nghiệp - Sở Tài chính, thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện BHNN tỉnh. Ông Tấn cho biết:

- Ngày 1-3-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện BHNN, mục tiêu là nhằm hạn chế những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.

* Thưa ông, BHNN đã được triển khai trên địa bàn tỉnh thời gian qua như thế nào?

- Từ giữa tháng 10-2011, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai thí điểm BHNN trên địa bàn tỉnh và thành lập BCĐ thực hiện BHNN cấp tỉnh, huyện. Đến đầu tháng 3-2012, BCĐ tiến hành tổ chức tuyên truyền, thông qua các hội nghị tập huấn tại Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, và UBND các xã: Phú Xuân, Phú Lâm, Phú Thanh (huyện Tân Phú); Gia Canh, Phú Hòa, Phú Túc (huyện Định Quán); Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (huyện Xuân Lộc) nhằm quán triệt cho cán bộ chuyên trách về ý nghĩa và tầm quan trọng đối với chính sách hỗ trợ BHNN; đồng thời giúp nông dân, tổ chức chăn nuôi xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHNN. Trong tháng 4 này, Công ty Bảo Việt, đơn vị được chọn thực hiện BHNN sẽ tiến hành ký hợp đồng với các hộ nghèo trước, sau đó đến các hộ dân có nhu cầu và cơ sở chăn nuôi trên địa bàn.

* Người chăn nuôi được lợi gì khi tham gia BHNN, thưa ông?

Tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo BHNN tỉnh mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các hộ, tổ chức chăn nuôi bằng nhiều phương thức sao cho người chăn nuôi nhận thức sâu về quyền lợi khi tham gia BHNN. Đồng thời, hoàn thiện các chính sách liên quan đến BHNN trong giai đoạn thí điểm, theo hướng gắn tình hình thực tế của mỗi địa phương.

 

- Mục đích của BHNN là tạo điều kiện hỗ trợ nông dân và các tổ chức chăn nuôi giảm bớt thiệt hại do thiên tai, dịch họa gây ra. Số tiền bảo hiểm được tính tối đa là 35 triệu đồng/con bò sữa; trâu, bò: 15 triệu đồng/con; heo nái: 8 triệu đồng/con, heo thịt: 6 triệu đồng/con và gà 150 ngàn đồng/con. Khi có sự cố xảy ra, người tham gia BHNN được bồi thường 60% số tiền bảo hiểm. Trường hợp vật nuôi bị thiêu hủy thì được bồi thường 50% số tiền bảo hiểm. Ngoài ra, tất cả các đối tượng tham gia thí điểm BHNN đều được Nhà nước hỗ trợ với mức tiền cụ thể: 100% phí bảo hiểm cho hộ cá nhân nghèo; 80%/hộ, cá nhân cận nghèo; 60%/hộ, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo; 20% tổ chức chăn nuôi.

* Nhiều người rất muốn tham gia BHNN nhưng ngại các thủ tục, và nếu lỡ xảy ra sự cố sẽ mất thời gian, công sức theo đuổi vụ việc để nhận được bồi thường. Ông giải thích điều này ra sao?

- Quyền lợi của người tham gia BHNN được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, người chăn nuôi báo ngay cho cán bộ thú y, chính quyền điạ phương nơi cư trú và Công ty Bảo Việt. Các cơ quan trên sẽ hỗ trợ người chăn nuôi trong việc hạn chế tối đa mức thiệt hại, xác nhận nguyên nhân dẫn đến sự cố. Phía công ty bảo hiểm sẽ thanh toán bảo hiểm, tối đa trong vòng 30 ngày cho người chăn nuôi dưới sự giám sát của cơ quan chức năng.

* Trong quá trình triển khai thực hiện, có phát sinh nhiều vấn đề chưa phù hợp với tình hình tại địa phương không, thưa ông?

- Thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều phản ảnh của các hộ, tổ chức chăn nuôi thắc mắc về quyền lợi của người tham gia BHNN như: biểu phí bảo hiểm trong chăn nuôi cao, chưa hợp lý. Chẳng hạn, phí heo thịt, gà thịt bằng với heo đẻ, gà đẻ, trong khi chu kỳ từ khi nuôi đến xuất chuồng khác nhau. Mặt khác, theo quy định, khi cơ quan có thẩm quyền công bố dịch thì mới được bồi thường, song từ thời điểm xuất hiện dịch đến khi công bố dịch khá lâu. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp vật nuôi bị dịch trước thời điểm công bố dịch có được bồi thường hay không? Bên cạnh đó, quy định về mức miễn cũng chưa hợp lý. Những vấn đề nêu trên, BCĐ sẽ có văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ để đảm bảo quyền lợi của người dân khi tham gia BHNN.

* Xin cám ơn ông!

                      K.Liễu (thực hiện)

 

 

 

 

Tin xem nhiều