Báo Đồng Nai điện tử
En

An toàn giao thông đường sắt: Người dân cần nâng cao ý thức

10:04, 04/04/2012

Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra với những hậu quả đáng lo ngại. Theo thống kê của Tổng cục đường sắt Việt Nam, trong năm 2011 cả nước xảy ra 524 vụ tai nạn giao thông đường sắt, tăng 11,7% so với năm 2010, làm chết và bị thương hơn 600 người, trong đó có 263 người chết và 350 người bị thương.

Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra với những hậu quả đáng lo ngại. Theo thống kê của Tổng cục đường sắt Việt Nam, trong năm 2011 cả nước xảy ra 524 vụ tai nạn giao thông đường sắt, tăng 11,7% so với năm 2010, làm chết và bị thương hơn 600 người, trong đó có 263 người chết và 350 người bị thương.

An toàn giao thông đường sắt phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân.                     (Ảnh chụp tại một đường ngang ở phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa)
An toàn giao thông đường sắt phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân. (Ảnh chụp tại một đường ngang ở phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa)

Hiện nay cả nước có khoảng 6 ngàn đường ngang nhưng chỉ có gần 2 ngàn đường ngang có phép. Riêng địa bàn Đồng Nai có khoảng 170 đường dân sinh cắt ngang đường sắt không hề có gác chắn và đèn báo hiệu. Những khi tàu chạy qua đoạn này đều kéo những hồi còi dài để báo hiệu nhưng tai nạn giao thông đường sắt vẫn thường xảy ra.

Cụ thể như, vào lúc 14 giờ 30 ngày 18-3, một thanh niên đi bộ băng qua đường sắt đã bị tàu SE7 tông vào. Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng này xảy ra tại phường Long Bình, TP.Biên Hòa, đã khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Tiếp đó, ngày 24-3, tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom một chiếc xe bồn đã bị tàu lửa tông vào làm biến dạng đầu xe.

Khảo sát một lượt những đường dân sinh tự phát băng ngang đường sắt ở khu vực TP.Biên Hòa, chúng tôi không khỏi giật mình khi chứng kiến những con đường ngang này rất nguy hiểm và những tình huống liều lĩnh của người đi đường.

Tại một con đường ngang thuộc phường Tân Hiệp, mật độ xe cộ lưu thông về chiều khá đông. Khi đi qua đường này, người đi xe máy phải lấy trớn để chạy lên dốc và trên đầu dốc là đường ray. Nơi đây lại không có nhân viên đường sắt đứng chốt vì là đường dân sinh nhỏ - chỉ có một trụ sắt chôn giữa đường để chặn xe lớn.

Một địa điểm khác trên đường Phạm Văn Thuận, phường Tân Tiến, mặc dù các nhân viên đường sắt bên này đã hạ thanh chắn xuống nhưng một số người vẫn cố lách để chạy qua khiến nhân viên phía bên kia phải kéo thanh chắn lên cho những chiếc xe máy chạy ra. Chưa kể việc đường tàu tại đây không cắt vuông góc mà chỉ giao nhau thành đường chéo giống khu vực cầu Ghềnh nên nhiều xe hai bánh bị sụp bánh xe xuống rãnh đường ray và mắc kẹt ở đó, nhiều lúc tàu gần tới thật là nguy hiểm.

Ông Hoàng Đông, Đội trưởng Đội Quản lý đường sắt Biên Hòa cho biết: “Từ khu vực Dầu Giây đến TP.Biên Hòa có khoảng 90 đường ngang dân sinh hợp pháp và bất hợp pháp. Đội Quản lý đường sắt ngoài việc thực hiện những quy định để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt còn tuyên truyền để người dân sống hai bên khu vực đường sắt hiểu và tuân thủ, an toàn đường sắt. Trong thời gian tới, đội cố gắng xóa bỏ bớt một số đường ngang bất hợp pháp".

Cũng theo ông Đông, xảy ra những tai nạn đường sắt là điều không ai mong muốn nên việc ý thức mỗi người phải đặt lên trên hết. Vì có quản lý đến đâu thì cũng không thể đảm bảo an toàn nếu người dân không ý thức được mức độ nguy hiểm khi tham gia giao thông tại những khu vực có đường sắt cắt qua.

Minh Đăng

 

 

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích