Báo Đồng Nai điện tử
En

Trả lời ý kiến cử tri xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc

09:02, 20/02/2012

Cử tri xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc: Tại Rừng Lá xã Xuân Hòa có 2 di tích đề nghị tỉnh xem xét công nhận Di tích lịch sử văn hóa, cụ thể có một hầm bí mật từ năm 1970 là nơi che giấu cán bộ, bộ đội và miếu Ngũ Hành trong kháng chiến chống Mỹ là nơi tiếp tế cho cán bộ, bộ đội.

Cử tri xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc: Tại Rừng Lá xã Xuân Hòa có 2 di tích đề nghị tỉnh xem xét công nhận Di tích lịch sử văn hóa, cụ thể có một hầm bí mật từ năm 1970 là nơi che giấu cán bộ, bộ đội và miếu Ngũ Hành trong kháng chiến chống Mỹ là nơi tiếp tế cho cán bộ, bộ đội.

Ý Kiến này đã được Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch xem xét và trả lời tại văn bản số1205/SVHTTDL-VP ngày 7-12-2011 như sau:

Sau khi nghiên cứu hồ sơ kiểm kê di tích phổ thông và khảo sát thực tế tại địa phương, Sở VHTT-DL có ý kiến trả lời sau: Rừng Lá thuộc địa bàn xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc nằm trên tuyến QL 1A, có địa hình hiểm trở. Tháng 12-1861, thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa, nhân dân Xuân Lộc đã nhiều lần kết hợp với quân triều đình tấn công quân Pháp. Ngày 20-8-1864, Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Công Định hy sinh, Trương Quyền thay cha lãnh đạo nghĩa quân. Phan Chánh, một sĩ phu yêu nước tự xưng là Bình Tây Nguyên soái hội với Trương Quyền lập căn cứ ở Long Giao (Rừng Lá) xây dựng căn cứ kháng chiến. Tại đây, nghĩa quân thường xuyên tập kích giặc Pháp ở Biên Hòa–Bà Rịa.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Rừng Lá luôn là căn cứ quan trọng của quân và dân Xuân Lộc. Chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8-1945, nhiều đồng chí như: Huỳnh Văn Huấn, Nguyễn Văn Tạo, Lê Ngọc Liệu… về chọn Rừng Lá làm nơi đứng chân, từng bước bắt liên lạc với các đảng viên, cơ sở cách mạng, người yêu nước từng bước xây dựng phong trào đấu tranh.

Tháng 5-1960, Tỉnh ủy Bà Rịa do đồng chí Trịnh Ngọc Phong làm Bí thư, cử 2 tiểu đội gồm 23 đồng chí do đồng chí Chín Nhẫn làm Đại đại đội phó; đồng chí Xuân làm chính trị viên về căn cứ Rừng Lá thành lập Đội vũ trang Tuyên truyền huyện Xuân Lộc. Năm 1962, để đáp ứng nhiệm vụ đánh địch, huyện Xuân Lộc tổ chức địa bàn hoạt động , hình thành 4H (tương đương cấp huyện). Trong đó, căn cứ Rừng Lá thuộc H3. Tại căn cứ Rừng Lá có 1 chi bộ Đảng, 1 chi đoàn thanh niên và các tổ chức quần chúng. Năm 1964, Ban cán sự tỉnh Long Khánh quyết định xây dựng căn cứ tỉnh tại Rừng Lá nhằm đẩy mạnh hoạt động vũ trang trên các trục lộ giao thông, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị.

Hiện nay, Rừng Lá còn tồn tại một số hạng mục di tích như: hầm bí mật, miếu Ngũ Hành, căn cứ của các đơn vị huyện Xuân Lộc–Long Khánh. Với những giá trị trên, Rừng Lá xứng đáng được xếp hạng di tích cấp tỉnh (hầm bí mật, Miếu Ngũ Hành, căn cứ của các đơn vị huyện Xuân Lộc–Long Khánh) là những hạng mục cần thiết của di tích Rừng Lá.

Năm 2011, Sở VHTT-DL đã xây dựng danh mục quy hoạch xếp hạng di tích giai đoạn 2011-2020. Dự kiến, di tích Rừng Lá sẽ được lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích cấp tỉnh năm 2013.

                        Ban CTBĐ

 

Tin xem nhiều