I. Giới thiệu lịch sử hình thành phông HĐND tỉnh Đồng Nai
Sau ngày 30-4-1975, Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước ta được thống nhất sau hơn 30 năm chia cắt, đến tháng 2-1976 tỉnh Đồng Nai được thành lập (trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa và Long Khánh), tỉnh lỵ đặt tại thành phố Biên Hòa. Đến ngày 24-3-1976, UBNDCM tỉnh Đồng Nai được thành lập có nhiệm vụ củng cố và ổn định tình hình kinh tế - xã hội sau chiến tranh, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức cuộc bầu cử HĐND và UBND các cấp.
Tại kỳ họp thứ 7 khóa VI của Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1980 vào ngày 18-12-1980, Hiến pháp mới cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất trên cơ sở Hiến pháp năm 1980. Đến ngày 30-6-1983, Quốc hội ban hành Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983, theo đó, khẳng định “HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên”, đồng thời, HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở địa phương, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng, củng cố chính quyền; góp phần xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Ngày 30/6/1989, Quốc hội thông qua Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989 thay thế Luật năm 1983.
Sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, ngày 21-6-1994, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức HĐND và UBND. Tiếp đó, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức HĐND và UBND thay thế Luật năm 1994. Để triển khai thực hiện chủ trương đổi mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và thể chế hóa những quy định mới của Hiến pháp năm 2013, ngày 19-6-2015, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương thay thế Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HĐND cấp tỉnh. Đến nay, vị trí, tính chất và chức năng của HĐND các cấp đã từng bước được xác định rõ ràng. Bộ máy tổ chức ngày càng được hoàn thiện; nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp, của Thường trực, của các Ban, của các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND ngày càng được quy định cụ thể, rõ ràng. Điều đó góp phần để HĐND ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong bộ máy nhà nước, bảo đảm thực hiện quyền lực của nhân dân.
Hiện nay, Lưu trữ lịch sử tỉnh đang bảo quản 696 hồ sơ, 150 hộp tương đương 16,7 mét tài liệu, giai đoạn từ năm 1989-2020. Đây là khối tài liệu đặc biệt quan trọng, phản ánh quá trình hoạt động của HĐND tỉnh Đồng Nai qua các nhiệm kỳ, thành phần tài liệu chủ yếu là tài liệu về các kỳ họp bất thường, định kỳ, các kế hoạch, tài liệu hành chính, văn thư lưu trữ, tài liệu về tổ chức cán bộ (quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng…..)...
II. Giới thiệu hồ sơ, kỷ vật cán bộ đi B
Tại Kỳ 2, Báo Đồng Nai sẽ giới thiệu hồ sơ, kỷ vật cán bộ đi B gồm các thông tin của 10 đồng chí:
1. Đồng chí Nguyễn Văn Hạnh; Sinh ngày: 06/1933; Quê quán: Xã Bình Trước, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Thời gian tham gia đi B: 01/10/1965; Đơn vị công tác trước khi đi B: Mỏ than Cọc 6, Thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
2. Đồng chí Phạm Văn Hoài; Họ và tên hiện nay: Trần Văn Hòa; Bí danh: Trần Hiệp; Sinh ngày: 16/6/1925; Nơi sinh: Xã Tân Triều - Quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa; Quê quán: Xã Tân Phước, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Thời gian tham gia đi B: 01/10/1965; Đơn vị công tác trước khi đi B: Tổng Cục Thống kê.
3. Đồng chí Lê Văn Liễu; Bí danh: Thanh Yến; Sinh năm: 1939; Quê quán: Xã Phước Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Thời gian tham gia đi B: 31/12/1966; Đơn vị công tác trước khi đi B: Nhà máy xay Hải Dương (Học tại Trường Y sĩ Hải Dương).
4. Đồng chí Nguyễn Ngọc Long; Họ và tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Long; Bí danh khác: Hoàng Quân; Sinh ngày: 12/7/1938; Quê quán: Xã Tân Vạn, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Thời gian tham gia đi B: 03/01/1974; Đơn vị công tác trước khi đi B: Trạm Nghiên cứu Lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn.
5. Đồng chí Nguyễn Văn Lựu; Họ và tên khai sinh: Nguyễn Văn Lựu; Bí danh: Thắng; Sinh ngày: 15/8/1932; Quê quán: Thị trấn Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Thời gian tham gia đi B: 5/1975; Đơn vị công tác trước khi đi B: Nhà máy Thiết bị Bưu điện Hà Nội.
6. Đồng chí Trần Lố; Sinh năm: 1935; Quê quán: Xã Bình Ý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Thời gian tham gia đi B: 28/11/1973; Đơn vị công tác trước khi đi B: Trường Trung cấp Kinh tế lâm nghiệp TW, xã Cầu Hai, huyện Phù Ninh, tỉnh Vĩnh Phú.
7. Đồng chí Võ Văn Lập; Họ và tên khai sinh: Võ Văn Dân; Sinh năm: 1947; Quê quán: Xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Thời gian tham gia đi B: 1968.
8. Đồng chí Võ Văn Lũy; Sinh ngày: 05/3/1927; Quê quán: Xã Tân Phong, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Thời gian tham gia đi B: 15/12/1972; Đơn vị công tác trước khi đi B: Lâm trường Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
9. Đồng chí Nguyễn Hồng Liệu; Tên thường gọi: Liệu; Sinh năm: 1930; Quê quán: Xã Tân Hiệp, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Nơi làm việc trước khi đi B: Xưởng cơ khí Cửu Long Lương Sơn.
10. Đồng chí Đào Bảo Ngươn; Sinh ngày: 15/8/1929; Quê quán: Xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa; Thời gian tham gia đi B: 01/3/1975; Đơn vị công tác trước khi đi B: Cục xây dựng Thành phố Hà Nội.
Toàn bộ thành phần tài liệu trên hiện nay đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử tỉnh và đưa vào khai thác góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tra cứu để học tập, phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, tổ chức, tìm hiểu lịch sử của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong tỉnh,…. Các cơ quan, tổ chức cá nhân trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh có nhu cầu khai thác sử dụng, nghiên cứu tài liệu đến trực tiếp tại trụ sở Lưu trữ lịch sử tỉnh Đồng Nai theo địa chỉ: Số 04/22/10A, đường Nguyễn Du, Khu phố 4, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai hoặc số điện thoại: 02513.840.752 để dược hướng dẫn chi tiết.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin