Báo Đồng Nai điện tử
En

Người Hà Nội xem trình diễn khinh khí cầu

10:05, 05/05/2015

Việc vận hành và điều khiển một chiếc khinh khí cầu được đưa ra trình diễn để người dân có cơ hội tìm hiểu thêm về thiết bị bay đã có từ hàng trăm năm nay.

Việc vận hành và điều khiển một chiếc khinh khí cầu được đưa ra trình diễn để người dân có cơ hội tìm hiểu thêm về thiết bị bay đã có từ hàng trăm năm nay.
 

Những năm 50 của thế kỷ trước, nhờ những đột phá trong việc chế tạo lớp vỏ và sử dụng công nghệ buồng đốt propane, khinh khí cầu trở nên phổ biến và gần gũi với đông đảo công chúng. Khinh khí cầu được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thể thao, du lịch...

Chương trình trình diễn khính khí cầu được tổ chức tại khu đô thị Ecopark, kéo dài từ 30/4 tới 3/5. Lá quốc kỳ rộng 100m2 được Ban tổ chức kéo lên ngày đầu trình diễn bằng 8 quả bóng lớn có bơm khí hydro.

 

 

Theo Ban tổ chức, những chiếc khinh khí cầu được đưa ra trình diễn có chiều cao từ 22 tới 25m kể cả giỏ mây, đường kính từ 16 tới 18m.

 

 

Để làm phồng khinh khí cầu, các kỹ thuật viên từ 5 đến 7 người sẽ sử dụng những chiếc quạt có công suất lớn, thổi không khí trực tiếp vào bên trong.

 

Sau khi quả khinh khí cầu đã được thổi đầy không khí và phồng to, người ta sẽ sử dụng khí đốt (gas propane - C5H5) tiếp tục thổi vào bên trong. Không khí bên trong được đốt nóng có tỉ trọng nhẹ hơn so với bên ngoài tạo ra lực nâng, giúp khinh khí cầu bay lên.

 

Khinh khí cầu khi đủ lực nâng bay lên, được cố định bằng 3 sợi cáp dù lớn, có sức kháng kéo trên 300kg/dây và được điều khiển bởi đội ngũ phi công có chứng chỉ bay quốc tế và kinh nghiệm dày dặn.

 

Khinh khí cầu bay trong khung giờ từ 6h30-9h buổi sáng và từ 3h-6h30 buổi chiều. Ban tổ chức cho biết đó là khoảng thời gian mà các yếu tố về thời tiết, nhiệt độ, áp suất thuận lợi nhất cho việc vận hành khinh khí cầu an toàn.

 

Được tổ chức vào dịp nghỉ lễ dài ngày nên rất người từ Hà Nội và các địa phương lân cận đã kéo tới chiêm ngưỡng và tìm hiểu cách vận hành những quả khinh khí cầu.

 

Họ cũng được phép đi vào bên trong khinh khí cầu khi đã bơm phồng. Chị Thùy Dương - đại diện Ban tổ chức - cho biết: "Chúng tôi phải chuẩn bị tốt các khâu kỹ thuật, nhân sự, và quan trọng là địa điểm rộng lớn để có thể làm phồng và neo cố định cho mọi người tham quan".

 

Những người may mắn được trải nghiệm cảm giác đứng trong giỏ mây khi khinh khí cầu được thổi phồng và đung đưa theo gió ở một độ cao nhất định.

Theo VnExpress

Tin xem nhiều