Báo Đồng Nai điện tử
En

Bài học đầu tiên

10:06, 13/06/2016

Tôi là dân tay ngang bước vào làng báo nên trước đó không biết gì nhiều về nhà báo Mai Sông Bé, người mà đám phóng viên trẻ mới vào nghề hay gọi là chú Mai Bé.

Tôi là dân tay ngang bước vào làng báo nên trước đó không biết gì nhiều về nhà báo Mai Sông Bé, người mà đám phóng viên trẻ mới vào nghề hay gọi là chú Mai Bé. Lúc tôi vào nghề báo (năm 2003), chú Mai Bé đã thôi nhiệm vụ Phó tổng biên tập Báo Đồng Nai, về làm Giám đốc Đài PT-TH Đồng Nai, nên tôi càng không có dịp được làm việc dưới quyền của chú. Nhưng những điều ít ỏi tôi biết về chú đều là những ấn tượng không quên.

Tôi là dân tay ngang bước vào làng báo nên trước đó không biết gì nhiều về nhà báo Mai Sông Bé, người mà đám phóng viên trẻ mới vào nghề hay gọi là chú Mai Bé.
Tôi là dân tay ngang bước vào làng báo nên trước đó không biết gì nhiều về nhà báo Mai Sông Bé, người mà đám phóng viên trẻ mới vào nghề hay gọi là chú Mai Bé.

Tôi vào nghề báo khi tuổi đời không còn trẻ, không hề được đào tạo qua trường lớp báo chí. Trước đó, tôi làm việc ở một công ty may mặc - là ngành nghề tôi được đào tạo nhưng tôi không hề thấy phù hợp và yêu thích. “Rảnh rỗi sinh nông nổi”, thời gian nghỉ trong công ty tôi tập tành viết truyện ngắn, được một vài tờ báo ở TP.Hồ Chí Minh đăng, sau đó tôi dần chuyển qua viết cho một số chuyên mục khác. Lúc ấy tôi viết báo theo bản năng, thiệt tình là chưa phân biệt được giữa viết văn và viết báo. Vậy mà chẳng hiểu sao lại có cơ duyên “lọt” vào mắt chú Mai Bé. Chú gợi ý tôi nên chuyển sang nghề báo. Tôi đắn đo vô cùng, vì báo chí là công việc quá mới mẻ, xa lạ, chưa từng được đào tạo, nhưng với sự động viên khuyến khích của chú, tôi mạnh dạn chuyển nghề khi đã ngấp nghé tuổi 40.

Lần đầu tiên gặp chú Mai Bé, chú nói với tôi: “Viết văn khác với viết báo. Viết văn có quyền hư cấu, nhưng viết báo thì tuyệt đối không được. Người viết báo chỉ được viết sự thật, tôn trọng sự thật và không có gì khác ngoài sự thật”. Đó là bài học đầu tiên khi tôi bước vào nghề báo, và cũng là hành trang, là kim chỉ nam suốt con đường làm nghề của tôi.

Sau này, dù không trực tiếp làm việc dưới quyền của chú, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn được chú truyền những kinh nghiệm nghề nghiệp. Tôi nhớ, lúc tôi được phân công thực hiện bài phỏng vấn chú trên cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6, làm việc với nhà báo “cây đa, cây đề” như chú tôi khớp lắm, chỉ sợ mình sai sót, thất thố. Tôi chăm chăm chĩa cái máy ghi âm vào chú, lại còn sợ máy có sự cố nên ghi chép thêm vào sổ tay, quên mất vụ chụp hình. Phỏng vấn xong xuôi, tôi sực nhớ ra nên lôi máy ảnh xin phép chụp hình chú. Chú cười, nhắc: “Ảnh chân chung tốt nhất là nên chụp trong lúc nhân vật đang nói chuyện, trao đổi, hoạt động, có như vậy mới nắm bắt được thần thái, nét sinh động của nhân vật”. Với phóng viên tay ngang như tôi, kinh nghiệm ấy quý biết bao nhiêu.

Tháng 8-2011, dịp kỷ niệm 50 năm thảm họa chất độc da cam ở Việt Nam, tôi được phân công viết về một gia đình nạn nhân chất độc da cam ở xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu. Đó là gia đình bà Đào Thị Kiều có 7 người con sống đời thực vật vì nhiễm chất độc dioxin. Hơn 40 năm dài, gia đình bà Kiều không chỉ sống trong nỗi đau con cái tật nguyền, ngôi nhà vắng lặng tiếng khóc, tiếng cười, tiếng bi bô của con trẻ, mà còn phải sống trong sự hoài nghi, xa lánh của người thân, bà con láng giềng bởi  lúc đó mọi người chưa hề biết đến thứ chất độc tên gọi dioxin, nên người thì bảo chắc ông bà ăn ở thất nhơn ác đức lắm nên con cái mới bị vậy, kẻ lại phỏng đoán gia đình này mắc thứ bệnh nan y bí ẩn nào đó, từ đó ai cũng sợ. Thậm chí, có lần bà Kiều đến nhà người quen, khi bà ra về người ấy đã mang chiếc ghế bà ngồi ra… sát trùng.

Phó tổng biên tập Báo Đồng Nai Mai Sông Bé dẫn đầu đoàn Báo Đồng Nai đi xuyên Việt năm 2000. Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại di tích cầu Hiền Lương (tỉnh Quảng Trị).
Phó tổng biên tập Báo Đồng Nai Mai Sông Bé dẫn đầu đoàn Báo Đồng Nai đi xuyên Việt năm 2000. Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại di tích cầu Hiền Lương (tỉnh Quảng Trị).

Vậy mà, có một ngày cuộc sống của gia đình bà chuyển sang bước ngoặt mới. Bà Kiều kể, bà nhớ rất rõ hôm đó là ngày 28-4-1998, dạo đó vì chồng bà bệnh liên miên, không đi làm thuê được nên gia đình mắc nợ nhiều người, thấy dáng một người đàn ông từ xa, tưởng là… chủ nợ nên bà hoảng hồn nhảy xuống sông trốn biệt, bỏ lại ông chồng nằm rên hừ hừ với mấy đứa con tật nguyền, quặt que trong ngôi nhà rách nát trống trước hở sau. Người đàn ông ý chừng đoán được hoàn cảnh chủ nhà, cười khà khà nói: “Yên tâm, tôi là nhà báo, không phải chủ nợ đâu”. Đó là nhà báo Mai Sông Bé (lúc đó là Phó tổng biên tập Báo Đồng Nai). Cũng từ lần gặp này, lần đầu tiên bà Kiều biết đến cái tên chất độc dioxin. Mấy ngày sau Báo Đồng Nai có bài viết về gia đình bà Kiều, một số người biết hoàn cảnh của gia đình bà đã tìm đến giúp đỡ, địa phương cũng hỗ trợ. Quan trọng hơn, nhờ đó vợ chồng bà Kiều được đưa đi xét nghiệm, mới biết mình bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Bước ngoặt này rất quan trọng đối với gia đình bà. Không chỉ ông bà đỡ mặc cảm, tự ti, mà bà con lối xóm cũng hiểu ra, không còn e dè, xa lánh như trước, xã hội thì quan tâm giúp đỡ nhiều mặt nên cuộc sống gia đình ngày càng dễ thở, ấm lòng. “Thiệt, tui mang ơn chú nhà báo Mai Sông Bé hổng biết bao nhiêu mà nói. Hổng có chú, giờ này không biết cả nhà tui ra sao nữa” - bà Kiều chân thành nói mà nước mắt rơm rớm.

Chỉ bấy nhiêu, có lẽ đã đủ hình dung về một con người, một nhà báo.

THANH THÚY

 

 

 

Tin xem nhiều