Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - Nga, Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc - và Đức) vẫn đang có hiệu lực và tất cả các bên liên quan cần phải thực thi đầy đủ cam kết của mình.
* Nga nhấn mạnh cần phải duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran
Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - Nga, Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc - và Đức) vẫn đang có hiệu lực và tất cả các bên liên quan cần phải thực thi đầy đủ cam kết của mình. Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6-10 đã đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan ngại về nguy cơ thỏa thuận này đổ vỡ liên quan đến những tuyên bố mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các quan chức Iran và châu Âu sau một cuộc họp về hạt nhân của Iran - Nguồn Reuters |
Phát biểu trước báo giới tại trụ sở EC ở Brussels, Bỉ, người phát ngôn của cơ quan này khẳng định thỏa thuận hạt nhân đây là một giải pháp lâu bền cho vấn đề hạt nhân của Iran, đem lại cho tất cả các bên sự đảm bảo cần thiết. Do đó, EC mong muốn tất cả các nước tuân thủ những cam kết trong thỏa thuận nói trên. Người phát ngôn EC khẳng định cơ quan này theo dõi sát sao những diễn biến liên quan tới thỏa thuận hạt nhân này cũng như các báo cáo đánh giá định kỳ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Trước đó, một quan chức cấp cao Nhà Trắng ngày 5-10 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sớm thông báo rút lại thỏa thuận. Ông Trump, người gọi thỏa thuận này là thỏa thuận tồi tệ nhất tới nay, đang cân nhắc xem liệu thỏa thuận này có phục vụ lợi ích an ninh của Mỹ. Ngày 15-10 là hạn chót Tổng thống Trump phải xác nhận Iran có đang tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hay không. Nếu ông Trump từ chối xác nhận sự tuân thủ thỏa thuận của Iran, lãnh đạo Quốc hội Mỹ sẽ có 60 ngày để quyết định tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Tehran vốn đã bị đình chỉ theo thỏa thuận.
* Nga cho rằng Mỹ sẽ thấy sự cần thiết của thỏa thuận hạt nhân với Iran vì thỏa thuận này là thành tựu quan trọng của cộng đồng quốc tế và việc thực hiện nó sẽ đóng góp thiết thực vào việc củng cố nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới. Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước báo giới trong chuyến thăm Kazakhstan ngày 6-10.
Iran khẳng định không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân Ngày 5-10, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI), ông Ali Akbar Salehi tuyên bố rằng thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới đạt được hồi năm 2015 là không thể thương lượng lại. |
(Theo Reuters, AFP)