"Một cơn bão hoàn hảo" đang nhấn chìm khu vực Trung Đông, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế; sự chia rẽ trong khu vực đã mở cửa cho sự can dự từ bên ngoài, gây nên bất ổn và xung đột.
“Một cơn bão hoàn hảo” đang nhấn chìm khu vực Trung Đông, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế; sự chia rẽ trong khu vực đã mở cửa cho sự can dự từ bên ngoài, gây nên bất ổn và xung đột.
Đó là cảnh báo do Điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tiến trình hòa bình Trung Đông Nickolay Mladenov đưa ra tại phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Tình hình Trung Đông, trong đó có vấn đề Palestine” diễn ra ngày 20/4.
Phiên thảo luận do Đại sứ Nikki Haley, Trưởng Phái đoàn Mỹ tại Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên HĐBA trong tháng 4 chủ trì.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ông Mladenov đã thông tin về việc Israel cho phép thiết lập các khu định cư mới trên lãnh thổ chiếm đóng của người Palestine, căng thẳng leo thang tại khu vực Gaza và Bờ Tây. Đề cập đến các diễn biến gần đây tại Syria, ông Mladenov kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết phấn đấu đạt một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài tại Syria.
Tại phiên thảo luận mở, 51 nước và 3 tổ chức đã có tham luận. Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước tình hình xung đột kéo dài, bạo lực tiếp tục lan rộng, đặc biệt là leo thang căng thẳng hiện nay và chủ nghĩa khủng bố cực đoan.
Nhiều nước kêu gọi Israel chấm dứt việc chiếm đóng Palestine đã kéo dài suốt 50 năm qua, dừng ngay các hoạt động xây dựng các khu định cư trái phép tại phần lãnh thổ của người Palestine; kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế, kiềm chế những hành động gây hấn, xúi giục, kích động nhằm giảm căng thẳng trên thực địa, gây dựng lại lòng tin và tăng cường cam kết chính trị cho giải pháp hai nhà nước; kêu gọi tuân thủ Nghị quyết 2334 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2016.
Các nước đều lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ngày 4/4 tại Syria và ủng hộ tiếp tục theo đuổi giải pháp chính trị cho vấn đề Syria.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh sự bùng phát bạo lực, khủng bố cực đoan, xung đột Israel-Palestine, các cuộc xung đột ở Syria, Yemen, Iraq và nhiều nơi khác đã khiến nhiều người thiệt mạng, khủng hoảng tị nạn trầm trọng, gây đau khổ cho hàng triệu người, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình an ninh khu vực và quốc tế.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine vì những quyền cơ bản, đặc biệt là quyền tự quyết và quyền thành lập một nhà nước độc lập.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan sớm nối lại đàm phán để tìm kiếm một giải pháp hòa bình bền vững cho cuộc xung đột Israel-Palestine trên cơ sở các Nghị quyết của Liên hợp quốc, trong đó có Nghị quyết 2334 của Hội đồng Bảo an năm 2016 và Sáng kiến hòa bình Arab.
Đại sứ cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây tại Syria, khẳng định Việt Nam lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hóa học và phản đối những hành động chống lại thường dân vô tội.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không có những hành động làm căng thẳng leo thang, thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 2254 năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Thông cáo chung Geneva, hợp tác nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria thông qua thương lượng.
Đại sứ nhấn mạnh chỉ có một giải pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, mới có thể đạt được một nền hòa bình bền vững cho Syria và chấm dứt đau khổ cho người dân Syria./.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga phát biểu. (Nguồn: Minh Nga/Vietnam+) |
Phiên thảo luận do Đại sứ Nikki Haley, Trưởng Phái đoàn Mỹ tại Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên HĐBA trong tháng 4 chủ trì.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ông Mladenov đã thông tin về việc Israel cho phép thiết lập các khu định cư mới trên lãnh thổ chiếm đóng của người Palestine, căng thẳng leo thang tại khu vực Gaza và Bờ Tây. Đề cập đến các diễn biến gần đây tại Syria, ông Mladenov kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết phấn đấu đạt một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài tại Syria.
Tại phiên thảo luận mở, 51 nước và 3 tổ chức đã có tham luận. Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước tình hình xung đột kéo dài, bạo lực tiếp tục lan rộng, đặc biệt là leo thang căng thẳng hiện nay và chủ nghĩa khủng bố cực đoan.
Nhiều nước kêu gọi Israel chấm dứt việc chiếm đóng Palestine đã kéo dài suốt 50 năm qua, dừng ngay các hoạt động xây dựng các khu định cư trái phép tại phần lãnh thổ của người Palestine; kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế, kiềm chế những hành động gây hấn, xúi giục, kích động nhằm giảm căng thẳng trên thực địa, gây dựng lại lòng tin và tăng cường cam kết chính trị cho giải pháp hai nhà nước; kêu gọi tuân thủ Nghị quyết 2334 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2016.
Các nước đều lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ngày 4/4 tại Syria và ủng hộ tiếp tục theo đuổi giải pháp chính trị cho vấn đề Syria.
Quang cảnh phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Ảnh: Minh Nga/Vietnam+) |
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine vì những quyền cơ bản, đặc biệt là quyền tự quyết và quyền thành lập một nhà nước độc lập.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan sớm nối lại đàm phán để tìm kiếm một giải pháp hòa bình bền vững cho cuộc xung đột Israel-Palestine trên cơ sở các Nghị quyết của Liên hợp quốc, trong đó có Nghị quyết 2334 của Hội đồng Bảo an năm 2016 và Sáng kiến hòa bình Arab.
Đại sứ cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây tại Syria, khẳng định Việt Nam lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ khí hóa học và phản đối những hành động chống lại thường dân vô tội.
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không có những hành động làm căng thẳng leo thang, thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 2254 năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Thông cáo chung Geneva, hợp tác nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria thông qua thương lượng.
Đại sứ nhấn mạnh chỉ có một giải pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, mới có thể đạt được một nền hòa bình bền vững cho Syria và chấm dứt đau khổ cho người dân Syria./.
(TTXVN/VIETNAM+)