"Anh Minh, 52 tuổi, luôn bận rộn với công việc kinh doanh. Anh luôn tự hào về sức khỏe của mình, hiếm khi đi khám bệnh vì nghĩ rằng chỉ cần không thấy đau đớn gì là ổn. Một ngày, trong lúc đang đưa khách hàng đi tham quan nhà máy, anh cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu. Khi tỉnh lại trong bệnh viện, anh bất ngờ khi biết mình đã sống với huyết áp cao từ lâu mà không hề hay biết. Bác sĩ nói rằng, nếu không được phát hiện kịp thời, cơn đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Huyết áp của anh đã vượt qua mức 180/120 mmHg - một con số đáng báo động."
![]() |
Câu chuyện của anh Minh không phải là hiếm gặp. Vậy, huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm? Tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến con số này, và làm thế nào để tránh rơi vào tình huống như anh Minh? Hãy cùng tìm hiểu.
"Huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm?"
![]() |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có tới 46% người lớn bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 10 triệu người trên toàn thế giới tử vong mỗi năm do các tình trạng sức khỏe bắt nguồn từ tăng huyết áp.
Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hay Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ), huyết áp lý tưởng thường nằm ở mức 120/80 mmHg. Tùy từng mức tăng huyết áp mà mức độ nguy hiểm tiềm ẩn khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Huyết áp từ 130/80 đến 140/90 mmHg: được xem là tăng huyết áp, tuy nhiên mức huyết áp này vẫn tự kiểm soát được. Người bệnh sẽ được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống, rèn luyện thể dục thể thao phù hợp là có thể ổn định được huyết áp.
+ Huyết áp từ 140/90 đến 160/110 mmHg hoặc cao hơn: tăng huyết áp bắt đầu có những tác động không tốt tới sức khỏe như tăng áp trong động mạch, có thể gây đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, ảnh hưởng tới chức năng thận và tim. Trong trường hợp này người bệnh cần phải dùng thuốc và thay đổi lối sống. Việc sử dụng loại thuốc nào còn tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, có đi kèm với bệnh lý nào không.
+ Mức độ nguy hiểm thực sự bắt đầu khi huyết áp đạt đến mức 180/120 mmHg hoặc cao hơn: lúc này có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng trong thời gian ngắn, như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Nếu đo huyết áp cao như vậy nên tìm kiếm sự điều trị y tế ngay lập tức.
"Những nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau những con số này là gì?"
![]() |
Khi huyết áp cao, thành mạch máu bị tổn thương và trở nên kém linh hoạt hơn. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, có thể chặn dòng chảy của máu và dẫn đến các biến cố tim mạch, não bộ. Hơn nữa, huyết áp cao cũng làm gia tăng áp lực lên tim, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương tim, hay suy tim - một trong những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị.
"Vậy, làm thế nào để kiểm soát huyết áp và ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng?"
Theo bác sĩ Trần Hòa - Phó trưởng khoa tim mạch can thiệp Bệnh viện Y dược TP HCM có chia sẻ trong chương trình “Lật mặt Kẻ giết người thầm lặng mang tên Tăng huyết áp” như sau: Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó có thể gây ra biến cố bất cứ lúc nào. Không phải 1 năm hay 2 năm mà bệnh nhân cần tuân thủ điều trị gần như suốt đời.
Để giữ huyết áp ở mức an toàn, điều quan trọng nhất là duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giảm muối, duy trì cân nặng hợp lý, và thường xuyên kiểm tra huyết áp. Người lớn được khuyến cáo kiểm tra huyết áp ít nhất 2 năm/lần bắt đầu từ 18 tuổi. Ngoài ra, việc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định.
Hiện nay, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân cao huyết áp thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm máy đo huyết áp tự động giúp người dùng dễ sử dụng và cho kết quả chính xác.
Máy đo huyết áp tự động của Omron của công ty Omron Healthcare, một thương hiệu Nhật Bản là dòng sản phẩm phổ biến nhất tại Việt Nam và được sử dụng trong chương trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia. Với công nghệ tiên tiến, giá cả hợp lý và độ chính xác cao, sản phẩm được người tiêu dùng tin dùng rộng rãi.
"Trở lại câu chuyện của anh Minh, sau khi biết được tình trạng của mình, anh đã thực hiện thay đổi lối sống, bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục đều đặn và kiểm tra huyết áp thường xuyên. Sau vài tháng, huyết áp của anh đã dần ổn định ở mức an toàn, và anh cảm thấy mình khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Anh Minh đã may mắn phát hiện sớm và thay đổi kịp thời, nhưng không phải ai cũng có cơ hội như vậy."
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin