Ngay mở đầu bản báo cáo dài 11 trang mà trước đó chỉ có 10/28 câu lạc bộ (CLB) góp ý bằng văn bản vào dự thảo, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp (VPF) nhấn mạnh: “Mùa giải chuyên nghiệp 2012 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (BĐCN VN) bởi sự ra đời của VPF”.
Ngay mở đầu bản báo cáo dài 11 trang mà trước đó chỉ có 10/28 câu lạc bộ (CLB) góp ý bằng văn bản vào dự thảo, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp (VPF) nhấn mạnh: “Mùa giải chuyên nghiệp 2012 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (BĐCN VN) bởi sự ra đời của VPF”.
Hà Nội T&T và “người anh em” SHB Đà Nẵng vẫn được xướng danh là nhà vô địch và á quân V-League 2012. Ảnh: T.L |
Báo cáo đánh giá 3 giải đấu V-League, hạng nhất, Cúp quốc gia năm nay có tính đua tranh cao và kết quả giải phản ánh đúng thực lực của các đội. Các trận đấu càng về sau càng sôi nổi, hấp dẫn, có chất lượng chuyên môn. Phải đến vòng đấu cuối cùng mới xác định được vị trí các CLB ở nhóm đầu cũng như các đội phải xuống hạng. Giải đã thu hút lượng khán giả đến sân đông hơn mùa 2011 (bình quân V-League có 7.880 người/trận, hạng nhất có hơn 2 ngàn người/trận), mà điểm sáng là sân Thống Nhất (TP.Hồ Chí Minh).
Về công tác tổ chức, VPF cho rằng các giải đấu bước đầu được tổ chức chuyên nghiệp hơn, từ bộ máy đến công tác điều hành. BTC đã chủ động phối hợp với cơ quan an ninh để đảm bảo an ninh, an toàn cho các trận đấu, giải đấu. Chế độ bồi dưỡng cho giám sát, trọng tài được cải thiện đáng kể, giúp nâng cao trách nhiệm và sự công tâm của đội ngũ này.
Về những hạn chế, nổi cộm là những hành vi thô bạo, ác ý, phản văn hóa trên sân cỏ; những phản ứng thái quá, có xu hướng bạo lực vẫn diễn ra (tiêu biểu là sự cố trọng tài Võ Minh Trí bị hành hung). Công tác trọng tài tuy có tiến bộ ở lượt về nhưng vẫn có 2 trọng tài bị đình chỉ vì không gương mẫu trong sinh hoạt, quan hệ với đội bóng. Đặc biệt những vòng cuối, nạn BĐ tình cảm, xin cho điểm với những trận đấu “có biểu hiện bất thường” vẫn tái diễn, bị khán giả phản ứng, dư luận báo chí phê phán. Tuy nhiên, VPF và BTC thừa nhận sự bất lực khi vẫn “chưa đủ cơ sở để kết luận tiêu cực”.
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm, vốn đã được Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên trước đây lên án gay gắt nhất, là tình trạng “một ông chủ 2 đội bóng”. Trong đó, đỉnh điểm là việc Hà Nội T&T giúp “người anh em” SHB Đà Nẵng đăng quang ở vòng đấu cuối cùng gây bức xúc. Vấn đề này, VPF và BTC lại hoàn toàn né tránh, không đề cập một dòng nào trong báo cáo, đồng thời “đá quả bóng” trách nhiệm sang Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) khi trong phần phương hướng mùa giải 2013 kiến nghị “VFF chủ trì việc chỉ đạo các CLB thực hiện nghiêm túc điều 14, Quy chế bóng đá chuyên nghiệp về “Sở hữu và chuyển đổi sở hữu đội bóng”.
Chính vì vậy, “bầu” Thụy của Sài Gòn Xuân Thành (SGXT) - “nạn nhân” trực tiếp của màn hợp tung giữa 2 đội bóng của “bầu” Hiển, đã đăng đàn phát biểu: "Các CLB không bỏ ra trên dưới 100 tỷ đồng “để làm quân xanh” cho Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng". Ông "bầu” trẻ này đề nghị phải trừ điểm 2 đội bóng này (trong 2 trận gặp nhau mỗi đội được 3 điểm, nếu trừ đi thì SGXT sẽ là đội vô địch - PV), “nếu không làm rõ, SGXT sẽ rút lui”!
Tuy nhiên, vấn đề này phải chờ kết luận thanh tra và tại gala trao giải vào tối cùng ngày, SHB Đà Nẵng và Hà Nội T&T vẫn được xướng danh là nhà vô địch và á quân của V-League 2012.
Trần Đỗ