Mỹ đã cảnh báo các quan chức thực thi pháp luật và tư pháp trên toàn thế giới về mối nguy hiểm đang ngày càng gia tăng từ các "chân rết" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại các khu vực trên thế giới.
Mỹ đã cảnh báo các quan chức thực thi pháp luật và tư pháp trên toàn thế giới về mối nguy hiểm đang ngày càng gia tăng từ các "chân rết" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại các khu vực trên thế giới.
Ngày 28/2, kết thúc hai ngày làm việc tại thủ đô Washington của Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng tổ chức IS vẫn đang phát triển và có sự thích nghi mới sau khi bị đánh bại tại những thành trì cuối cùng tại Syria và Iraq.
Theo bộ trên, việc các tay súng tìm đến những sào huyệt mới và âm thầm gây dựng lực lượng khiến cuộc chiến chống khủng bố bước sang giai đoạn khó khăn mới. Trong giai đoạn này, lực lượng chống khủng bố sẽ khó phát hiện và phải dựa vào cơ quan thực thi pháp luật và truy tố dân sự đối với các đối tượng tình nghi.
Bộ trên cũng nêu tên bảy "chân rết" của IS tại một số khu vực trên toàn thế giới. Cụ thể, Boko Haram tại Nigeria và vùng Hồ Chad, nhóm Maute tại Philippines, Al-Shabaab tại Somalia và Yemen, cùng một số nhóm thánh chiến tại Ai Cập và Tunisia.
Theo điều phối viên của Bộ Ngoại giao Mỹ về chống khủng bố, Nathan A.Sales, thực tế này cho thấy IS đang ngày càng phân chia theo khu vực, và các tay súng theo đuổi chiến thuật chung là nhằm vào người dân vô tội.
Tại hội nghị, điều phối viên Sales cũng cho biết Mỹ đang hợp tác với các nước Nam Á để phát triển những biện pháp đối phó với các mối đe dọa từ IS khi mà chúng tăng cường hiện diện trong khu vực. Theo quan chức ngoại giao này, Nam Á là một trong những khu vực mà IS gia tăng hiện diện. Vì thế, Washington đang phối hợp với các đối tác tại đây nhằm phát triển một nhận thức chung về mối đe dọa mà các tổ chức khủng bố gây ra cho Mỹ và các chính quyền sở tại để có đối sách phù hợp và hiệu quả.
Ông Sales cũng nhấn mạnh tới một số biện pháp như chia sẻ thông tin, trao đổi dữ liệu về những phần tử khủng bố đã được biết đến và những phần tử tình nghi cũng như cải thiện nỗ lực an ninh biên giới nhằm phát hiện khủng bố khi chúng di chuyển từ vùng xung đột này sang vùng xung đột khác.
Hội nghị trên do Bộ Ngoại giao Mỹ, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) và Viện Công lý và pháp luật quốc tế đồng tổ chức với sự tham gia của đại diện khoảng 90 quốc gia và các tổ chức về chống khủng bố, nhằm đưa ra cách thức hợp tác trong thời gian tới để tăng cường hiệu quả của luật pháp, hướng tới mục tiêu xóa bỏ IS và mạng lưới các tổ chức cực đoan trên toàn cầu.
Hội nghị nhận định các lực lượng IS đang bị phân tán mạnh mẽ sau thất bại tại Syria và Iraq, do đó ưu tiên trước mắt là cần ngăn chặn khả năng tổ chức này tái lập. Các quốc gia cần kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, tăng cường trao đổi các thông tin thiết thực giữa chính phủ các quốc gia, đồng thời cần có các biện pháp ngăn chặn các dòng tiền mà các tổ chức khủng bố có thể huy động.
Internet cũng cần phải được quản lý chặt chẽ, tránh việc IS lợi dụng công cụ này để tuyên truyền những tư tưởng cực đoan hay tuyển mộ thêm các tay súng. Ngoài ra, các quốc gia cần tăng cường khả năng quân sự nhằm đủ sức đối phó với các nguy cơ có thể xảy ra, hạn chế hoạt động cũng như ảnh hưởng của mạng lưới các tổ chức liên quan đến IS trên toàn cầu./.
Các tay súng IS. (Nguồn: signature-reads.com) |
Theo bộ trên, việc các tay súng tìm đến những sào huyệt mới và âm thầm gây dựng lực lượng khiến cuộc chiến chống khủng bố bước sang giai đoạn khó khăn mới. Trong giai đoạn này, lực lượng chống khủng bố sẽ khó phát hiện và phải dựa vào cơ quan thực thi pháp luật và truy tố dân sự đối với các đối tượng tình nghi.
Bộ trên cũng nêu tên bảy "chân rết" của IS tại một số khu vực trên toàn thế giới. Cụ thể, Boko Haram tại Nigeria và vùng Hồ Chad, nhóm Maute tại Philippines, Al-Shabaab tại Somalia và Yemen, cùng một số nhóm thánh chiến tại Ai Cập và Tunisia.
Theo điều phối viên của Bộ Ngoại giao Mỹ về chống khủng bố, Nathan A.Sales, thực tế này cho thấy IS đang ngày càng phân chia theo khu vực, và các tay súng theo đuổi chiến thuật chung là nhằm vào người dân vô tội.
Tại hội nghị, điều phối viên Sales cũng cho biết Mỹ đang hợp tác với các nước Nam Á để phát triển những biện pháp đối phó với các mối đe dọa từ IS khi mà chúng tăng cường hiện diện trong khu vực. Theo quan chức ngoại giao này, Nam Á là một trong những khu vực mà IS gia tăng hiện diện. Vì thế, Washington đang phối hợp với các đối tác tại đây nhằm phát triển một nhận thức chung về mối đe dọa mà các tổ chức khủng bố gây ra cho Mỹ và các chính quyền sở tại để có đối sách phù hợp và hiệu quả.
Ông Sales cũng nhấn mạnh tới một số biện pháp như chia sẻ thông tin, trao đổi dữ liệu về những phần tử khủng bố đã được biết đến và những phần tử tình nghi cũng như cải thiện nỗ lực an ninh biên giới nhằm phát hiện khủng bố khi chúng di chuyển từ vùng xung đột này sang vùng xung đột khác.
Hội nghị trên do Bộ Ngoại giao Mỹ, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) và Viện Công lý và pháp luật quốc tế đồng tổ chức với sự tham gia của đại diện khoảng 90 quốc gia và các tổ chức về chống khủng bố, nhằm đưa ra cách thức hợp tác trong thời gian tới để tăng cường hiệu quả của luật pháp, hướng tới mục tiêu xóa bỏ IS và mạng lưới các tổ chức cực đoan trên toàn cầu.
Hội nghị nhận định các lực lượng IS đang bị phân tán mạnh mẽ sau thất bại tại Syria và Iraq, do đó ưu tiên trước mắt là cần ngăn chặn khả năng tổ chức này tái lập. Các quốc gia cần kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, tăng cường trao đổi các thông tin thiết thực giữa chính phủ các quốc gia, đồng thời cần có các biện pháp ngăn chặn các dòng tiền mà các tổ chức khủng bố có thể huy động.
Internet cũng cần phải được quản lý chặt chẽ, tránh việc IS lợi dụng công cụ này để tuyên truyền những tư tưởng cực đoan hay tuyển mộ thêm các tay súng. Ngoài ra, các quốc gia cần tăng cường khả năng quân sự nhằm đủ sức đối phó với các nguy cơ có thể xảy ra, hạn chế hoạt động cũng như ảnh hưởng của mạng lưới các tổ chức liên quan đến IS trên toàn cầu./.
(TTXVN/VIETNAM+)