Báo Đồng Nai điện tử
En

LHQ và EU cảnh báo thiếu lương thực đe dọa 124 triệu người

10:03, 23/03/2018

Ngày 22/3, Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo khoảng 124 triệu người trên thế giới đang bị đe dọa an ninh lương thực, chủ yếu do xung đột leo thang và hạn hán tại nhiều nơi.

Ngày 22/3, Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo khoảng 124 triệu người trên thế giới đang bị đe dọa an ninh lương thực, chủ yếu do xung đột leo thang và hạn hán tại nhiều nơi.
Trẻ em tại một trại tị nạn ở Nam Sudan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trẻ em tại một trại tị nạn ở Nam Sudan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo báo cáo thường niên của Liên hợp quốc và EU, con số 124 triệu người cao hơn 15% so với mức của năm 2016.

Các cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong năm 2017 xảy ra tại Đông Bắc Nigeria, Somalia, Yemen và Nam Sudan với gần 32 triệu người thiếu lương thực và cần hỗ trợ khẩn cấp.

Xung đột và biến đổi khí hậu là những nguyên nhân chính khiến tình trạng thiếu đói leo thang sau nhiều thập kỷ cải thiện với tốc độ bền vững.

Báo cáo cảnh báo xung đột và bất ổn sẽ tiếp tục là nhân tố chính thúc đẩy khủng hoảng lương thực trong năm 2018, ảnh hưởng tới Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi, C​ộng hòa Dân chủ Congo, Đông Bắc Nigeria, Nam Sudan, Syria và Yemen cũng như Libya và miền Trung Sahel.

Trong đó, Yemen sẽ tiếp tục phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực lớn nhất thế giới do bị giới hạn tiếp cận viện trợ, khủng hoảng kinh tế và bùng phát nhiều dịch bệnh.

Trong khi đó, tác động từ thời tiết khô hạn đối với sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng tới nguồn thực phẩm tại các khu vực như Somalia, Đông nam Ethiopia và Đông Kenya cũng như các nước thuộc vùng Sahel bao gồm Senegal, Chad, Niger, Mali, Mauritania và Burkina Faso.

Ở một khía cạnh tích cực hơn, báo cáo dự báo Nam Phi sẽ có một năm 2018 ổn định hơn về mặt lương thực nhờ vụ mùa ngũ cốc bội thu trong năm 2017 và giá lương thực giảm.

Báo cáo trên do EU, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới Liên hợp quốc (WFP), thực hiện./.

(TTXVN/VIETNAM+)

Tin xem nhiều