Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản nêu rõ chưa xem xét phê duyệt dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật, ngày 11/5, tổ chức Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã có ý kiến đề nghị Chính phủ loại bỏ hẳn dự án này.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản nêu rõ chưa xem xét phê duyệt dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật, ngày 11/5, tổ chức Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã có ý kiến đề nghị Chính phủ loại bỏ hẳn dự án này.
Dựa vào kinh nghiệm phản biện các dự án ngăn dòng chảy ở các con sông tại Việt Nam và trong khu vực sông Mekong, VRN đề nghị loại bỏ dự án này vì các lý do sau:
Thứ nhất, về hiệu quả điện năng từ dự án này mang lại thì quá nhỏ (228MW, tương đương với 912 triệu KW/năm), đóng góp lượng điện chưa đến 1% tổng điện năng quốc gia trong khi dự án có nguy cơ ảnh hưởng lớn khi làm thủy điện bậc thang.
Bên cạnh đó, dự án này không nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020 theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23-5-2013 và Qui hoạch điện VII theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18-3-2016 nên việc triển khai dự án này sẽ phá vỡ quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế -xã hội vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong khi đó, các nguồn năng lượng sạch và tái tạo khác đang bị bỏ ngỏ chưa được đầu tư khai thác thì việc đầu tư làm thủy điện bậc thang loại nhỏ có hiệu quả kinh tế thấp trên sông Hồng không thực sự cần thiết.
Thứ hai, VRN khẳng định, dự án này ảnh hưởng tới sinh kế của người dân: việc làm các đập thủy điện và nạo vét dòng chảy trên sông Hồng phục vụ giao thông thủy sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, gây ra sạt lở bờ sông, chặn lượng phù sa tại các hồ chứa và đặc biệt, gây ra các hệ lụy ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước phục vụ nông nghiệp trực tiếp cho 8 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng.
Như vậy, cấp phép cho dự án này sẽ đồng nghĩa với việc thiếu nước tưới cho các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, ảnh hưởng tới nguồn sinh kế cũng như văn hóa của hàng triệu người dân phụ thuộc vào dòng sông để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt.
Thứ ba, VRN nêu sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng sông Hồng từ dự án trên. Cụ thể, thượng nguồn sông Hồng là sông Thao và sông Lô - Gâm là nơi có những bãi cá đẻ và duy trì nguồn gen cho thủy sinh. Nếu nạo vét làm âu thuyền cũng như đập thủy điện trên sông Hồng sẽ chặn đường di cư của cá và các loài thủy sinh khác vào mùa sinh sản.
Ngoài ra, VRN cũng lưu ý, đáy sông Hồng hiện nay đã được cảnh báo tụt xuống 1m. Việc đáy sông tụt xuống càng sâu càng nguy hiểm, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở dưới nước mà còn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trên cạn. Nếu đáy sông tụt xuống đồng nghĩa với mực nước ngầm giảm, kéo theo toàn bộ thảm thực vật trên cạn bị ảnh hưởng theo.
“Vì vậy, siêu dự án sông Hồng này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến đáy sông, hệ lụy ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, đa dạng sinh học vùng sông Hồng sẽ dần biến mất,” VRN khẳng định.
Thứ tư, siêu dự án “chặt khúc” sông Hồng sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng hóa tới các nước trong tiểu vùng Mekong, các quốc gia châu Phi thông qua Biển Đông, vịnh Thái Lan và Ấn Độ Dương đồng thời chở nguyên liệu thô từ châu Phi về Trung Quốc qua con đường này thay vì phục vụ các các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Theo VRN, hiện nay Trung Quốc đang đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nối tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chạy qua một số tỉnh thuộc nước Lào và kết nối cảng Sivihanoukvilla tại Campuchia để phục vụ mục đích trên. Vì thế, dự án được triển khai sẽ giúp doanh nghiệp Trung Quốc vận chuyển hàng hóa từ châu Phi về qua đường Biển Đông tới các tỉnh thuộc vùng miền núi phía Nam của Trung Quốc với thời gian ngắn nhất và chi phí rẻ nhất so với tuyến đường sắt xuyên biên giới kia.
Như vậy các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án này.
Thứ năm, VRN kiến nghị nên loại bỏ hẳn dự án này, bởi những hệ lụy và rủi ro trong việc giao quyền sở hữu dòng sông cho một công ty tư nhân quản lý là vô cùng lớn. Hiện các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, chưa có tiền lệ giao quyền sở hữu dòng sông, vốn thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân cho một doanh nghiệp tư nhân thai thác và quản lý.
“Nếu siêu dự án sông Hồng được giao cho doanh nghiệp tư nhân triển khai, quản lý và thai thác, rõ ràng mục tiêu quản lý của Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển dân sinh sẽ khó đảm bảo thực thi và bị phụ thuộc mục tiêu chạy theo lợi nhuận của doanh nghiệp,” VRN khẳng định.
Bên cạnh đó, theo VRN, nếu tính tới bài toán rủi ro trong kinh doanh thì khi doanh nghiệp thua lỗ, theo Luật Doanh nghiệp, họ có quyền bán tài sản này hoặc nhượng quyền sở hữu, quyền khai thác cho đối tác hay một liên doanh khác nào đó, kể cả người nước ngoài để quản lý và khai thác. Như vậy, Chính phủ nên loại bỏ dự án này ngay từ đầu để tránh các hệ lụy về kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng đáng tiếc có thể xảy ra./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Thứ nhất, về hiệu quả điện năng từ dự án này mang lại thì quá nhỏ (228MW, tương đương với 912 triệu KW/năm), đóng góp lượng điện chưa đến 1% tổng điện năng quốc gia trong khi dự án có nguy cơ ảnh hưởng lớn khi làm thủy điện bậc thang.
Bên cạnh đó, dự án này không nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020 theo Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23-5-2013 và Qui hoạch điện VII theo quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18-3-2016 nên việc triển khai dự án này sẽ phá vỡ quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế -xã hội vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong khi đó, các nguồn năng lượng sạch và tái tạo khác đang bị bỏ ngỏ chưa được đầu tư khai thác thì việc đầu tư làm thủy điện bậc thang loại nhỏ có hiệu quả kinh tế thấp trên sông Hồng không thực sự cần thiết.
Thứ hai, VRN khẳng định, dự án này ảnh hưởng tới sinh kế của người dân: việc làm các đập thủy điện và nạo vét dòng chảy trên sông Hồng phục vụ giao thông thủy sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, gây ra sạt lở bờ sông, chặn lượng phù sa tại các hồ chứa và đặc biệt, gây ra các hệ lụy ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước phục vụ nông nghiệp trực tiếp cho 8 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng.
Như vậy, cấp phép cho dự án này sẽ đồng nghĩa với việc thiếu nước tưới cho các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, ảnh hưởng tới nguồn sinh kế cũng như văn hóa của hàng triệu người dân phụ thuộc vào dòng sông để phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt.
Thứ ba, VRN nêu sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng sông Hồng từ dự án trên. Cụ thể, thượng nguồn sông Hồng là sông Thao và sông Lô - Gâm là nơi có những bãi cá đẻ và duy trì nguồn gen cho thủy sinh. Nếu nạo vét làm âu thuyền cũng như đập thủy điện trên sông Hồng sẽ chặn đường di cư của cá và các loài thủy sinh khác vào mùa sinh sản.
Ngoài ra, VRN cũng lưu ý, đáy sông Hồng hiện nay đã được cảnh báo tụt xuống 1m. Việc đáy sông tụt xuống càng sâu càng nguy hiểm, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học ở dưới nước mà còn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trên cạn. Nếu đáy sông tụt xuống đồng nghĩa với mực nước ngầm giảm, kéo theo toàn bộ thảm thực vật trên cạn bị ảnh hưởng theo.
“Vì vậy, siêu dự án sông Hồng này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến đáy sông, hệ lụy ảnh hưởng đến hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, đa dạng sinh học vùng sông Hồng sẽ dần biến mất,” VRN khẳng định.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Theo VRN, hiện nay Trung Quốc đang đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nối tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chạy qua một số tỉnh thuộc nước Lào và kết nối cảng Sivihanoukvilla tại Campuchia để phục vụ mục đích trên. Vì thế, dự án được triển khai sẽ giúp doanh nghiệp Trung Quốc vận chuyển hàng hóa từ châu Phi về qua đường Biển Đông tới các tỉnh thuộc vùng miền núi phía Nam của Trung Quốc với thời gian ngắn nhất và chi phí rẻ nhất so với tuyến đường sắt xuyên biên giới kia.
Như vậy các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án này.
Thứ năm, VRN kiến nghị nên loại bỏ hẳn dự án này, bởi những hệ lụy và rủi ro trong việc giao quyền sở hữu dòng sông cho một công ty tư nhân quản lý là vô cùng lớn. Hiện các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, chưa có tiền lệ giao quyền sở hữu dòng sông, vốn thuộc quyền sở hữu chung của toàn dân cho một doanh nghiệp tư nhân thai thác và quản lý.
“Nếu siêu dự án sông Hồng được giao cho doanh nghiệp tư nhân triển khai, quản lý và thai thác, rõ ràng mục tiêu quản lý của Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển dân sinh sẽ khó đảm bảo thực thi và bị phụ thuộc mục tiêu chạy theo lợi nhuận của doanh nghiệp,” VRN khẳng định.
Bên cạnh đó, theo VRN, nếu tính tới bài toán rủi ro trong kinh doanh thì khi doanh nghiệp thua lỗ, theo Luật Doanh nghiệp, họ có quyền bán tài sản này hoặc nhượng quyền sở hữu, quyền khai thác cho đối tác hay một liên doanh khác nào đó, kể cả người nước ngoài để quản lý và khai thác. Như vậy, Chính phủ nên loại bỏ dự án này ngay từ đầu để tránh các hệ lụy về kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng đáng tiếc có thể xảy ra./.
Dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện đã được Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Thiện (Ninh Bình) đề xuất theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành).
Một trong những mục tiêu của dự án là nhằm cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải đường thủy xuyên Á trên tuyến sông Hồng an toàn, thông suốt, cung cấp được lượng điện năng đáng kể, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng 6 đập dâng nước kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy diện nhỏ cung cấp điện lượng khoảng 912 triệu KWh/năm. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng muốn xây dựng 7 cảng dọc tuyến.
Dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện dự kiến bao gồm tuyến đường thủy Lào Cai - Hải Phòng cho tàu có công suất 400-600 tấn, 6 đập dâng nước và âu tàu kết hợp 6 công trình thuỷ điện có công suất lắp máy khoảng 228 MW, xây dựng 7 cảng thủy dọc tuyến.
(VIETNAM+)