Báo Đồng Nai điện tử
En

Người dân đã tin và dùng hàng Việt nhiều hơn

11:12, 11/12/2015

Theo TS. Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đang đi vào chiều sâu và được doanh nghiệp, người tiêu dùng hưởng ứng ngày càng đông.

Theo TS. Lê Việt Nga, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang đi vào chiều sâu và được doanh nghiệp, người tiêu dùng hưởng ứng ngày càng đông.

Trong các trung tâm mua sắm, siêu thị, đại lý, chợ, hàng Việt vẫn chiếm ưu thế. Trong đó, Đồng Nai là một trong những tỉnh, thành triển khai khá tốt cuộc vận động này. Theo bà Nga Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang chờ thông qua là “thời điểm vàng” cho doanh nghiệp trong nước củng cố lại các hoạt động sản xuất - kinh doanh, phân tích lợi thế, khó khăn, có kế hoạch phát triển trung, dài hạn để bắt lấy cơ hội vươn ra thị trường thế giới và nắm thị phần trong nước.

Doanh nghiệp cần nắm lấy “thời điểm vàng”

* Việt Nam đang bước vào hội nhập sâu, thị trường trong nước đang dần mở cửa hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc hàng Việt Nam tại thị trường nội địa ngày càng bị cạnh tranh gay gắt. Doanh nghip cn phi làm gì trong bi cnh này, thưa bà?

- Hiện nay, Việt Nam đã ký 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) và mới đàm phán xong TPP và FTA với Liên minh châu Âu. Và 31-12 tới, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước có ký hiệp định để hưởng các ưu đãi về thuế quan.

Song, bên cạnh đó hàng Việt cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt với nhiều mặt hàng ngoại đã và đang xâm nhập vào thị trường nội địa. Hàng ngoại tràn vào thị trường nội, đồng nghĩa với chiếc bánh thị phần sẽ bị chia nhỏ. Vì thế, doanh nghiệp Việt phải có kế hoạch ngắn, trung, dài hạn để giữ và mở rộng thị phần trong nước.

Về phía Bộ Công thương, mấy năm gần đây đã có nhiều chương trình lớn hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng việc thực hiện các cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; mở các chuyên mục Tự hào hàng Việt trên các báo, đài; hàng năm tổ chức Tuần nhận diện hàng Việt. Vào tháng 5-2015, Bộ Công thương hỗ trợ 23 tỉnh, thành thực hiện mô hình mở các điểm bán hàng Việt. Qua kiểm tra, hầu hết các mô hình này đem lại hiệu quả cao. Người tiêu dùng tin tưởng và đến mua hàng tăng từ 30-50% so với trước khi gắn biển điểm bán hàng Việt. Tới đây, Bộ sẽ nhân rộng ra các tỉnh, thành. Qua các cuộc vận động, người tiêu dùng đã tin tưởng và chọn mua hàng Việt nhiều hơn. Tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng, hàng Việt chiếm từ 85-95%.

* Khi TPP được Quc hi các nước thành viên thông qua và Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập, theo dự đoán, hàng trong khối sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam. Với ưu thế giá rẻ, chất lượng tốt ca hàng hóa mt s nước, liệu hàng Việt Nam có còn giữ được thị phần như hiện nay?

- Vấn đề này chúng tôi cũng đã bàn tới từ cách đây vài năm. Với TPP, tôi nghĩ Việt Nam sẽ có lợi nhiều hơn. Chính phủ hiện có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp Việt nên tìm hiểu đăng ký để hưởng các hỗ trợ thông qua chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề, quản trị doanh nghiệp, sản xuất sạch hơn... Từng bước hoàn thiện mẫu mã, nâng cao chất lượng, giữ chân người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Với Cộng đồng kinh tế ASEAN, thực tế nhiều dòng thuế xuất nhập khẩu đã giảm theo lộ trình từ 3-4 năm nay, hiện nhiều nhóm hàng thuế chỉ còn 3-5%. Tới đây, khi thuế về 0% tôi nghĩ sẽ không có biến động lớn. Tuy nhiên, để giữ được ưu thế như hiện nay, doanh nghiệp Việt nên thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng để sản xuất những sản phẩm thị trường đang có nhu cầu. Đồng thời, doanh nghiệp Việt chú ý hoàn thiện mẫu mã hàng hóa ngày phải đẹp, tiện lợi hơn, như vậy người tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục lựa chọn hàng Việt. Bộ Công thương có yêu cầu các tỉnh, thành nên thường xuyên vận động, quảng bá, mở nhiều điểm bán hàng Việt và đa dạng sản phẩm để người tiêu dùng chọn lựa.

* Doanh nghiệp Việt hu hết có quy mô vừa và nhỏ, vốn ít, sức cạnh tranh không cao, rất khó có những bước đột phá trong việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nên làm gì?

- Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, khi hội nhập sâu, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước rất dễ bị “tổn thương”. Song theo tôi, vẫn có cách để những doanh nghiệp vừa và nhỏ này tồn tại và phát triển. Với lợi thế hiện nay người tiêu dùng đang tin tưởng và ưu tiên dùng hàng Việt, các doanh nghiệp chỉ cần tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, chú ý tính tiện lợi và bao bì đẹp, thông tin rõ ràng, giá cạnh tranh thì không lo bị mất thị phần.

Để làm được điều này, doanh nghiệp trong nước nên liên kết lại cùng hỗ trợ nhau phát triển và dựa vào hiệp hội, cơ quan Nhà nước để bảo vệ hàng hóa, nâng cao vị thế của mình. Và như tôi đã nói trên, Chính phủ có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ về ứng dụng khoa học công nghệ, vốn vay, xúc tiến thương mại... Doanh nghiệp đăng ký hưởng các ưu đãi, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Chú ý khai thác lợi thế

* Các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài đã bắt đầu đến Việt Nam mang theo hàng hóa chất lượng cao, giá cạnh tranh và khả năng phân phối tốt. Liu các doanh nghiệp Việt kinh doanh trên lĩnh vực này có còn cơ hội hay không?

Để các điểm bán hàng Việt thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn nữa, tôi nghĩ thời gian tới Đồng Nai nên mở rộng, đa dạng các mặt hàng hơn nữa. Trong mỗi điểm bán hàng Việt nên có thêm những quầy bán các sản phẩm đặc sản của địa phương, như: bưởi Tân Triều, quýt đường Thanh Sơn, sầu riêng, chôm chôm, ổi Long Khánh... Tỉnh có một số doanh nghiệp có những sản phẩm nổi tiếng như hạt điều của Công ty Donafoods, bánh kẹo Bibica, đường Biên Hòa... nên liên kết mời cùng tham gia vào các điểm bán hàng Việt. Từng bước gắn kết, mở rộng các điểm bán hàng Việt  bán cả đặc sản vùng miền thuộc tỉnh, thành khác trong nước.

- Đứng trên góc độ người tiêu dùng, tôi thấy việc các tập đoàn lớn đến Việt Nam đưa hàng hóa chất lượng cao, giá cạnh tranh với nhiều ưu đãi là điều đáng hoan nghênh vì người tiêu dùng trong nước sẽ được sử dụng, thưởng thức những sản phẩm Việt Nam không sản xuất, hoặc chưa chế biến được.

Tuy nhiên, đứng trên góc độ doanh nghiệp Việt thì đây đúng là cuộc cạnh tranh gay gắt. Song doanh nghiệp Việt Nam dù nhỏ về quy mô ở lĩnh vực này vẫn có thể duy trì  bằng cách tìm những ngách nhỏ không đối đầu để cạnh tranh với các tập đoàn lớn. Thực tế, sẽ có những vùng các tập đoàn lớn nước ngoài khó chạm tới, hoặc chạm tới nhưng không có ưu thế bằng doanh nghiệp Việt ở nhiều lĩnh vực, do đó có thể nắm lấy các ngách nhỏ này để phát triển. Doanh nghiệp Việt cũng nên tìm hiểu học hỏi cách phân phối hàng hóa của những tập đoàn lớn, liên kết với doanh nghiệp sản xuất hoàn thiện sản phẩm để cùng tham gia vào chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa.

* Qua đợt kiểm tra về cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và các điểm bán hàng Việt tại Đồng Nai, bà có đánh giá gì?

- Tôi cho rằng Đồng Nai thực hiện khá tốt cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tỉnh cũng thường xuyên phối hợp với nhiều doanh nghiệp Việt trong và ngoài tỉnh tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, phiên chợ công nhân tại các khu công nghiệp có đông lao động. Những phiên chợ như trên giúp cho cuộc vận động, tuyên truyền dùng hàng Việt đi vào chiều sâu, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều có lợi. Người tiêu dùng tiếp cận được hàng Việt đảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh, còn doanh nghiệp trong nước quảng bá được thương hiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Và khi người tiêu dùng đã tin tưởng và lựa chọn sản phẩm, doanh nghiệp sẽ giữ và mở rộng được thị phần trong nước. Đặc biệt, trước khi mở các điểm bán hàng Việt theo chỉ đạo Bộ Công thương, Đồng Nai đã mở hơn 130 điểm bán hàng bình ổn giá  (chủ yếu là hàng Việt) duy trì qua nhiều năm là mô hình khá hay nên tiếp tục nhân rộng để tạo sự ổn định cho thị trường và góp phần khuyến khích người dân ưu tiên dùng hàng Việt nhiều hơn.

* Xin cảm ơn bà!

Hương Giang (thực hiện)

 

Tin xem nhiều