Báo Đồng Nai điện tử
En

Liên kết phát triển logistics vùng Đông Nam bộ còn nhiều bất cập

03:11, 23/11/2022

(ĐN)- Đó là nội dung được bàn luận tại Hội thảo Logistics vùng Đông Nam bộ: Chia sẻ và góc nhìn từ chuyên gia do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và Hiệp hội Logistics TP.HCM tổ chức ngày 23-11.

(ĐN)- Đó là nội dung được bàn luận tại Hội thảo Logistics vùng Đông Nam bộ: Chia sẻ và góc nhìn từ chuyên gia do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và Hiệp hội Logistics TP.HCM tổ chức ngày 23-11.

Chuyên gia chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Văn Gia
Chuyên gia chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Văn Gia

Chia sẻ thông tin tại hội thảo, các chuyên gia cho biết vùng Đông Nam bộ có khoảng 14,8 ngàn doanh nghiệp (DN) cung ứng dịch vụ logistics, chiếm 49,2% tổng số DN logistics cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu tại TP.HCM với hơn 11 ngàn DN, Bình Dương gần 1,7 ngàn và Đồng Nai có hơn 1,2 ngàn DN.

Vừa có vai trò đầu tàu kinh tế, vùng Đông Nam bộ cũng là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng, đảm nhận phần lớn số lượng hàng hóa và khối lượng hàng container cả nước. Tuy nhiên, hiện có nhiều "điểm nghẽn”, nổi bật là cơ sở hạ tầng, vấn đề quan trọng tác động đến hoạt động logistics.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng bộ phận nghiên cứu Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam (VLI) cho rằng chi phí logistics nói chung còn cao; sự liên kết giữa DN dịch vụ logistics và các DN xuất nhập khẩu chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Để nâng cao khả năng phát triển đồng bộ, cần tăng cường hơn các hoạt động thu hút vốn đầu tư, nâng cao tính tự chủ của địa phương trong việc vận hành cơ sở hạ tầng, triển khai hoạt động logistics để hệ thống logistics đạt hiệu quả tốt hơn, chất lượng hơn.

Doanh nghiệp ngành logistics nêu kiến nghị. Ảnh: Văn Gia
Doanh nghiệp ngành logistics nêu kiến nghị. Ảnh: Văn Gia

Tương tự, ông Huỳnh Văn Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cảng Sài Gòn nhận định, hệ thống hạ tầng của khu vực đang tồn tại nhiều điểm nghẽn, dẫn đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp logistics trong quá trình hoạt động. Cùng với đó là sự thiếu thốn nguồn nhân lực có trình độ; hạ tầng mềm về công nghệ, chuyển đổi số... cũng đang ở bước đầu.

Cũng tại hội nghị, các DN được chuyên gia chia sẻ về các tranh chấp phát sinh từ hoạt động logistics, một số hệ quả và khuyến nghị. Theo đó, DN khi thực hiện giao dịch cần hết sức cẩn trọng trong việc xây dựng, bổ sung và điều chỉnh quy định hợp đồng, cũng như chú ý xem xét kỹ các điều kiện kinh doanh chuẩn để tránh tạo những bất lợi không đáng có.

Văn Gia

Tin xem nhiều
Liên kết hữu ích