Ngày 6/8, tại Công viên tưởng niệm Hòa bình, chính quyền thành phố Hiroshima, Nhật Bản đã tổ chức Lễ tưởng niệm 71 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố với sự tham dự của đại diện 91 nước trên thế giới, trong đó có các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Anh, Pháp và Nga cũng như Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 6/8, tại Công viên tưởng niệm Hòa bình, chính quyền thành phố Hiroshima, Nhật Bản đã tổ chức Lễ tưởng niệm 71 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố với sự tham dự của đại diện 91 nước trên thế giới, trong đó có các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Anh, Pháp và Nga cũng như Liên minh châu Âu (EU).
Lễ tưởng niệm thường niên này diễn ra chỉ vài tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm thành phố và viếng các nạn nhân của bom nguyên tử.
Đúng 8 giờ 15 phút sáng (theo giờ địa phương), thời khắc 71 năm trước quả bom nguyên tử có biệt danh "Cậu bé" phát nổ ở độ cao 600 mét trên bầu trời Hiroshima, những người tham dự đã dành một phút im lặng tưởng nhớ đến khoảng 140.000 người đã thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới này.
Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, Thị trưởng thành phố Hiroshima, ông Kazumi Matsui đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đến thăm Hiroshima và Nagasaki để có thể cảm nhận từ trái tim tính hiện thực của các vụ ném bom.
Ông Matsui đã trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama khi đến thăm thành phố hồi tháng 5 vừa qua, trong đó có nói rằng "những nước như chúng tôi (Mỹ) có tàng trữ hạt nhân, phải có can đảm để thoát khỏi sự sợ hãi và theo đuổi một thế giới không có vũ khí hạt nhân."
Trong Tuyên bố Hòa bình, Thị trưởng thành phố Hiroshima đã kêu gọi "các nước trên thế giới đoàn kết và nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân."
Tại lễ tưởng niệm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã nhắc lại lời kêu gọi của thị trưởng Matsuivà kêu gọi lớp trẻ đến thăm thành phố để cảm nhận được nỗi đau khổ mà bom nguyên tử gây ra.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản đã nhắc lại vai trò của nước này trong việc chống phổ biến hạt nhân với tư cách là nước duy nhất trên thế giới hứng chịu các cuộc tấn công hạt nhân.
Ông Abe khẳng định Nhật Bản duy trì nguyên tắc 3 không gồm không sản xuất, sở hữu và cho phép có vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy Hiệp ước chống phổ biến hạt nhân, theo đó ràng buộc các nước ký kết không theo đuổi các chương trình hạt nhân.
Ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima và ba ngày sau ném quả thứ hai xuống thành phố Nagasaki. Ngày 15/8 năm đó, Nhật Bản đầu hàng các lực lượng đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới II.
Tính đến tháng 3/2016, số người nhiễm phóng xạ trong và ngoài Nhật Bản là vào khoảng 174.080 người và tuổi trung bình của những người này là 80,86 tuổi./.
Thị trưởng Hiroshima Kazumi Matsui (phải) trao danh sách mới về những nạn nhân bom nguyên tử cho một nạn nhân tại Công viên tưởng niệm Hòa bình. (Nguồn: AFP) |
Lễ tưởng niệm thường niên này diễn ra chỉ vài tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm thành phố và viếng các nạn nhân của bom nguyên tử.
Đúng 8 giờ 15 phút sáng (theo giờ địa phương), thời khắc 71 năm trước quả bom nguyên tử có biệt danh "Cậu bé" phát nổ ở độ cao 600 mét trên bầu trời Hiroshima, những người tham dự đã dành một phút im lặng tưởng nhớ đến khoảng 140.000 người đã thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới này.
Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, Thị trưởng thành phố Hiroshima, ông Kazumi Matsui đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đến thăm Hiroshima và Nagasaki để có thể cảm nhận từ trái tim tính hiện thực của các vụ ném bom.
Ông Matsui đã trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama khi đến thăm thành phố hồi tháng 5 vừa qua, trong đó có nói rằng "những nước như chúng tôi (Mỹ) có tàng trữ hạt nhân, phải có can đảm để thoát khỏi sự sợ hãi và theo đuổi một thế giới không có vũ khí hạt nhân."
Trong Tuyên bố Hòa bình, Thị trưởng thành phố Hiroshima đã kêu gọi "các nước trên thế giới đoàn kết và nỗ lực hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân."
Tại lễ tưởng niệm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã nhắc lại lời kêu gọi của thị trưởng Matsuivà kêu gọi lớp trẻ đến thăm thành phố để cảm nhận được nỗi đau khổ mà bom nguyên tử gây ra.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản đã nhắc lại vai trò của nước này trong việc chống phổ biến hạt nhân với tư cách là nước duy nhất trên thế giới hứng chịu các cuộc tấn công hạt nhân.
Ông Abe khẳng định Nhật Bản duy trì nguyên tắc 3 không gồm không sản xuất, sở hữu và cho phép có vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy Hiệp ước chống phổ biến hạt nhân, theo đó ràng buộc các nước ký kết không theo đuổi các chương trình hạt nhân.
Ngày 6/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima và ba ngày sau ném quả thứ hai xuống thành phố Nagasaki. Ngày 15/8 năm đó, Nhật Bản đầu hàng các lực lượng đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới II.
Tính đến tháng 3/2016, số người nhiễm phóng xạ trong và ngoài Nhật Bản là vào khoảng 174.080 người và tuổi trung bình của những người này là 80,86 tuổi./.
(TTXVN/VIETNAM+)