Chiều muộn 19/10, Croatia đã mở lại cửa khẩu với Serbia và cho phép khoảng 3.000 người di cư vào lãnh thổ nước này sau khi họ mắc kẹt nhiều giờ tại khu vực biên giới Berkasovo giữa hai nước trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm ướt.
Chiều muộn 19/10, Croatia đã mở lại cửa khẩu với Serbia và cho phép khoảng 3.000 người di cư vào lãnh thổ nước này sau khi họ mắc kẹt nhiều giờ tại khu vực biên giới Berkasovo giữa hai nước trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm ướt.
Tình nguyện viên Jan Pinos có mặt tại đây khẳng định cảnh sát Croatia đã mở cửa khẩu và cho phép tất cả người tị nạn đi qua. Hiện chưa rõ vì sao nhà chức trách nước này đưa ra quyết định đột ngột nói trên, bởi nó trái ngược hoàn toàn với động thái trước đó.
Mới đây, Cao Ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính có hơn 10.000 người mắc kẹt tại Serbia khi quốc gia láng giềng Croatia từ ngày 18/10 cho phép chỉ 50 người người được đi qua biên giới Berkasovo cứ mỗi nửa giờ.
Việc có khoảng 3.000 người phải đứng dưới trời mưa khiến các tình nguyện viên lo ngại nguồn hỗ trợ nhân đạo và thực phẩm sẽ trở nên vô cùng khan hiếm.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Litva Elvinas Jankevicius thông báo ưu tiên hàng đầu trong việc tiếp nhận người tị nạn của nước này sẽ được dành cho các gia đình đến từ nhiều vùng khác nhau của Syria có sử dụng một trong số các ngôn ngữ chính thức của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc của các nước có đường biên giới chung với Litva.
Theo Thứ trưởng Jankevicius, Litva từng chấp thuận tiếp nhận đoàn người tị nạn đầu tiên tới nước này vào tháng 11 tới, song tiến trình này hiện đang bị tạm hoãn do cho rằng Italy và Hy Lạp nên lập danh sách những người đủ điều kiện tái định cư theo tiêu chí nói trên của Litva.
Trái ngược với diễn biến ở Croatia và Litva, Chính phủ Cộng hòa Séc ngày 19/10 đã phê chuẩn việc triển khai 50 cảnh sát tới Hungary, nhằm tăng cường bảo vệ vành đai biên giới Schengen giữa Hungary và Serbia - nơi đang chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay. Theo đó, những cảnh sát này sẽ rời Cộng hòa Séc để tới Hungary vào cuối tháng 10 và thực hiện sứ mệnh bảo vệ biên giới Schengen cho tới giữa tháng 12 năm nay.
Cũng trong ngày 19/10, Chính phủ Áo thông báo sẽ tăng cường các hoạt động kiểm soát biên giới từ nay đến ngày 4/11 tới, do dòng người tị nạn vẫn đang không ngừng đổ về nước này.
Bộ Nội vụ Áo đã gửi thư lên Ủy ban châu Âu (EC), thông báo về kế hoạch trên, trong đó nêu rõ nước này sẽ tiếp tục duy trì kiểm soát biên giới để ngăn chặn việc dòng người di cư đến từ các quốc gia ngoài EU gây ảnh hưởng tới an ninh và trật tự xã hội tại đây.
Mặt khác, việc thực hiện hoạt động này cũng là nhằm giảm bớt tình trạng quá tải hiện nay đối với lực lượng cảnh sát, các đơn vị hỗ trợ khẩn cấp, cũng như đối với cơ sở hạ tầng công cộng.
Liên quan tới cuộc khủng hoảng người di cư, cảnh sát Cagliari, thủ phủ đảo Sardegna của Italy, ngày 19/10 đã bắt giữ 4 kẻ tình nghi buôn người khi những đối tượng này đang tìm cách lẩn trốn trong số 664 người di cư được một con tàu của Na Uy cứu trên biển Địa Trung Hải và đưa tới thành phố này.
Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak tại Bratislava, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tuyên bố cuộc khủng khoảng người tị nạn hiện nay không chỉ của riêng châu Âu mà là một vấn đề toàn cầu.
Ông hy vọng các nhà lãnh đạo chính trị sẽ tìm ra những giải pháp toàn diện hơn cho vấn đề trên tại hội nghị cấp cao châu Âu-châu Phi dự kiến diễn ra ở La Valletta của Malta trong tháng 11 tới./.
Người di cư chờ xe buýt khi vượt qua biên giới từ Serbia, gần cửa khẩu Tovarnik để vào Croatia ngày 25/9. (Nguồn: Reuters/TTXVN) |
Mới đây, Cao Ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính có hơn 10.000 người mắc kẹt tại Serbia khi quốc gia láng giềng Croatia từ ngày 18/10 cho phép chỉ 50 người người được đi qua biên giới Berkasovo cứ mỗi nửa giờ.
Việc có khoảng 3.000 người phải đứng dưới trời mưa khiến các tình nguyện viên lo ngại nguồn hỗ trợ nhân đạo và thực phẩm sẽ trở nên vô cùng khan hiếm.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Litva Elvinas Jankevicius thông báo ưu tiên hàng đầu trong việc tiếp nhận người tị nạn của nước này sẽ được dành cho các gia đình đến từ nhiều vùng khác nhau của Syria có sử dụng một trong số các ngôn ngữ chính thức của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc của các nước có đường biên giới chung với Litva.
Theo Thứ trưởng Jankevicius, Litva từng chấp thuận tiếp nhận đoàn người tị nạn đầu tiên tới nước này vào tháng 11 tới, song tiến trình này hiện đang bị tạm hoãn do cho rằng Italy và Hy Lạp nên lập danh sách những người đủ điều kiện tái định cư theo tiêu chí nói trên của Litva.
Trái ngược với diễn biến ở Croatia và Litva, Chính phủ Cộng hòa Séc ngày 19/10 đã phê chuẩn việc triển khai 50 cảnh sát tới Hungary, nhằm tăng cường bảo vệ vành đai biên giới Schengen giữa Hungary và Serbia - nơi đang chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay. Theo đó, những cảnh sát này sẽ rời Cộng hòa Séc để tới Hungary vào cuối tháng 10 và thực hiện sứ mệnh bảo vệ biên giới Schengen cho tới giữa tháng 12 năm nay.
Cũng trong ngày 19/10, Chính phủ Áo thông báo sẽ tăng cường các hoạt động kiểm soát biên giới từ nay đến ngày 4/11 tới, do dòng người tị nạn vẫn đang không ngừng đổ về nước này.
Bộ Nội vụ Áo đã gửi thư lên Ủy ban châu Âu (EC), thông báo về kế hoạch trên, trong đó nêu rõ nước này sẽ tiếp tục duy trì kiểm soát biên giới để ngăn chặn việc dòng người di cư đến từ các quốc gia ngoài EU gây ảnh hưởng tới an ninh và trật tự xã hội tại đây.
Mặt khác, việc thực hiện hoạt động này cũng là nhằm giảm bớt tình trạng quá tải hiện nay đối với lực lượng cảnh sát, các đơn vị hỗ trợ khẩn cấp, cũng như đối với cơ sở hạ tầng công cộng.
Liên quan tới cuộc khủng hoảng người di cư, cảnh sát Cagliari, thủ phủ đảo Sardegna của Italy, ngày 19/10 đã bắt giữ 4 kẻ tình nghi buôn người khi những đối tượng này đang tìm cách lẩn trốn trong số 664 người di cư được một con tàu của Na Uy cứu trên biển Địa Trung Hải và đưa tới thành phố này.
Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak tại Bratislava, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tuyên bố cuộc khủng khoảng người tị nạn hiện nay không chỉ của riêng châu Âu mà là một vấn đề toàn cầu.
Ông hy vọng các nhà lãnh đạo chính trị sẽ tìm ra những giải pháp toàn diện hơn cho vấn đề trên tại hội nghị cấp cao châu Âu-châu Phi dự kiến diễn ra ở La Valletta của Malta trong tháng 11 tới./.
(TTXVN/VIETNAM+)