Các nhà lập pháp Mỹ sẽ xem xét, đánh giá những thiếu sót có thể có trong quá trình thực thi luật pháp hoặc trong ngành tình báo của nước này sau khi xảy ra vụ xả súng ở hai cơ sở quân sự tại bang Tennessee.
Các nhà lập pháp Mỹ sẽ xem xét, đánh giá những thiếu sót có thể có trong quá trình thực thi luật pháp hoặc trong ngành tình báo của nước này sau khi xảy ra vụ xả súng ở hai cơ sở quân sự tại bang Tennessee.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà chức trách nước này giả thiết rằng vụ bạo lực trên có dính líu tới nhóm "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng.
Trả lời phỏng vấn trong chương trình "This Week" của kênh ABC (Mỹ) ngày 19/7, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sỹ Mike McCaul, nhận định vụ bạo lực khiến năm người thiệt mạng đã làm dấy lên quan ngại về khả năng dính líu và có sự chỉ đạo tiến hành tấn công của các thủ lĩnh IS tại Syria thông qua mạng Internet.
Theo Hạ nghị sỹ Cộng hòa, IS đang ngày càng đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền qua nhiều kênh, trong đó có Internet, nhằm thu hút và chiêu mộ thánh chiến nước ngoài.
Chính phủ Mỹ từng phát hiện khoảng 200.000 thông điệp của IS đăng tải mỗi ngày trên mạng Twitter.
Điều này đặt ra thách thức lớn - đặc biệt đối với hoạt động chống khủng bố của Mỹ - trong việc ngăn chặn những lời kêu gọi tấn công của IS thông qua Internet.
Ông McCaul nêu rõ nhiều chiến dịch điều tra đang được triển khai mạnh mẽ tại 50 bang của Mỹ và riêng trong năm 2014, lực lượng chức năng đã bắt giữ nhiều phần tử trong 60 vụ riêng lẻ có liên hệ với IS, trong đó có âm mưu tấn công vào kỳ nghỉ lễ 4/7.
Liên quan đến vụ tấn công này, Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein, lại quan ngại nguy cơ khủng bố từ việc các phần tử cực đoan lợi dụng những ứng dụng mã hóa để thực hiện âm mưu của mình, trong đó có ứng dụng hướng dẫn kỹ thuật chế tạo bom.
Trong khi đó, chính phủ lại chưa có văn bản pháp lý nào có thể yêu cầu các nhà mạng chặn và gỡ bỏ những ứng dụng nguy hiểm này.
Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein nhấn mạnh rằng mặc dù vụ xả súng dường như do một tay súng đơn độc thực hiện, song rất khó biết chắc vì những kẻ khủng bố có thể dễ dàng tiếp cận những ứng dụng mã hóa mới.
Chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sỹ Ed Royce, cho biết các nhà lập pháp Mỹ đang xem xét điều chỉnh luật liên bang cho phép lực lượng thủy quân lục chiến và các lực lượng khác nổ súng nhằm vào đối tượng tấn công các cơ sở của Mỹ.
Hiện tại Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang thu thập thông tin từ vật dụng cá nhân của nghi can như điện thoại, máy tính và tìm hiểu lộ trình các chuyến đi gần đây của kẻ nổ súng Mohammad Youssef Abdulazeez sang các nước khu vực Trung Đông.
Hồ sơ của FBI ghi rõ trong thời gian từ tháng 4-12/2014, Abdulazeez đã nhiều lần đến Trung Đông, từng ở Jordan trong bảy tháng và có thể cũng đã tới Yemen.
Bên cạnh đó, thông tin mới nhất do một người bạn của Abdulazeez tiết lộ cho thấy vài giờ trước khi tiến hành vụ xả súng, thủ phạm đã nhắn tin cho người này với nội dung: "Bất kỳ kẻ nào thể hiện sự thù địch với bạn của ta, ta sẽ tuyên bố chiến tranh chống lại hắn."
Thông tin này có thể là đầu mối nghi vấn về việc Abdulazeez đã bị ảnh hưởng cái gọi là "tư tưởng cực đoan hóa của thanh niên Hồi giáo," vốn được coi là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tấn công khủng bố tại nhiều nước trong thời gian qua./.
Cảnh sát Mỹ gác tại trung tâm tuyển quân trên Quảng trường Thời đại ở New York ngày 16/7. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trả lời phỏng vấn trong chương trình "This Week" của kênh ABC (Mỹ) ngày 19/7, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sỹ Mike McCaul, nhận định vụ bạo lực khiến năm người thiệt mạng đã làm dấy lên quan ngại về khả năng dính líu và có sự chỉ đạo tiến hành tấn công của các thủ lĩnh IS tại Syria thông qua mạng Internet.
Theo Hạ nghị sỹ Cộng hòa, IS đang ngày càng đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền qua nhiều kênh, trong đó có Internet, nhằm thu hút và chiêu mộ thánh chiến nước ngoài.
Chính phủ Mỹ từng phát hiện khoảng 200.000 thông điệp của IS đăng tải mỗi ngày trên mạng Twitter.
Điều này đặt ra thách thức lớn - đặc biệt đối với hoạt động chống khủng bố của Mỹ - trong việc ngăn chặn những lời kêu gọi tấn công của IS thông qua Internet.
Ông McCaul nêu rõ nhiều chiến dịch điều tra đang được triển khai mạnh mẽ tại 50 bang của Mỹ và riêng trong năm 2014, lực lượng chức năng đã bắt giữ nhiều phần tử trong 60 vụ riêng lẻ có liên hệ với IS, trong đó có âm mưu tấn công vào kỳ nghỉ lễ 4/7.
Liên quan đến vụ tấn công này, Chủ tịch Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein, lại quan ngại nguy cơ khủng bố từ việc các phần tử cực đoan lợi dụng những ứng dụng mã hóa để thực hiện âm mưu của mình, trong đó có ứng dụng hướng dẫn kỹ thuật chế tạo bom.
Trong khi đó, chính phủ lại chưa có văn bản pháp lý nào có thể yêu cầu các nhà mạng chặn và gỡ bỏ những ứng dụng nguy hiểm này.
Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein nhấn mạnh rằng mặc dù vụ xả súng dường như do một tay súng đơn độc thực hiện, song rất khó biết chắc vì những kẻ khủng bố có thể dễ dàng tiếp cận những ứng dụng mã hóa mới.
Chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại Hạ viện Mỹ, Hạ nghị sỹ Ed Royce, cho biết các nhà lập pháp Mỹ đang xem xét điều chỉnh luật liên bang cho phép lực lượng thủy quân lục chiến và các lực lượng khác nổ súng nhằm vào đối tượng tấn công các cơ sở của Mỹ.
Hiện tại Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang thu thập thông tin từ vật dụng cá nhân của nghi can như điện thoại, máy tính và tìm hiểu lộ trình các chuyến đi gần đây của kẻ nổ súng Mohammad Youssef Abdulazeez sang các nước khu vực Trung Đông.
Hồ sơ của FBI ghi rõ trong thời gian từ tháng 4-12/2014, Abdulazeez đã nhiều lần đến Trung Đông, từng ở Jordan trong bảy tháng và có thể cũng đã tới Yemen.
Bên cạnh đó, thông tin mới nhất do một người bạn của Abdulazeez tiết lộ cho thấy vài giờ trước khi tiến hành vụ xả súng, thủ phạm đã nhắn tin cho người này với nội dung: "Bất kỳ kẻ nào thể hiện sự thù địch với bạn của ta, ta sẽ tuyên bố chiến tranh chống lại hắn."
Thông tin này có thể là đầu mối nghi vấn về việc Abdulazeez đã bị ảnh hưởng cái gọi là "tư tưởng cực đoan hóa của thanh niên Hồi giáo," vốn được coi là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tấn công khủng bố tại nhiều nước trong thời gian qua./.
(TTXVN/VIETNAM+)