Hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 13/7 dẫn lời Đặc phái viên Liên minh châu Âu (EU) tại Malaysia Luc Vandebon cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông nên cân nhắc giải quyết vấn đề với tư cách là một khối hơn là từng nước.
Hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 13/7 dẫn lời Đặc phái viên Liên minh châu Âu (EU) tại Malaysia Luc Vandebon cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông nên cân nhắc giải quyết vấn đề với tư cách là một khối hơn là từng nước.
Phát biểu trong cuộc họp báo về quan hệ ASEAN-EU được tổ chức tại trụ sở của Bernama cùng ngày, ông Luc Vandebon cho rằng dựa trên quan niệm "mười tiếng nói mạnh hơn một," ông tin là các nước tranh chấp sẽ có lợi hơn nếu họ tiếp cận giải quyết vấn đề theo cách này.
Ông Vandebon nhấn mạnh rằng EU có lý do chính đáng để quan ngại về những diễn biến trên biển Đông khi mà khối này đang tích cực tham gia vào tuyến thương mại với ASEAN. Ông cho biết "khoảng 50% khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển đi qua Biển Đông và EU có liên quan đến xuất-nhập khẩu với khối ASEAN, do đó tất nhiên EU muốn hòa bình và ổn định trong khu vực."
Các nước ASEAN liên quan đến tuyên bố chồng lấn trên Biển Đông gồm Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam, trong khi đó các bên khác gồm Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Về quan hệ ASEAN-EU, Đại sứ Vandebon cho biết theo Tuyên bố chung mới đây của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu, EU đã nhất trí tăng cường quan hệ với ASEAN với những mục đích chiến lược.
Trong những lĩnh vực trọng tâm có tăng cường kết nối giữa hai khu vực, thúc đẩy thương mại, đầu từ và buôn bán, vận tải, giao lưu nhân dân, hướng đến đối tác xanh vì một tương lai bền vững và hợp tác về các vấn đề an ninh, chính trị. EU trở thành đối tác đối thoại của ASEAN từ năm 1977 và là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN./.
Hoạt động bồi đắp, lấn biển của Trung Quốc trên Biển Đông. (Nguồn: CSIS) |
Phát biểu trong cuộc họp báo về quan hệ ASEAN-EU được tổ chức tại trụ sở của Bernama cùng ngày, ông Luc Vandebon cho rằng dựa trên quan niệm "mười tiếng nói mạnh hơn một," ông tin là các nước tranh chấp sẽ có lợi hơn nếu họ tiếp cận giải quyết vấn đề theo cách này.
Ông Vandebon nhấn mạnh rằng EU có lý do chính đáng để quan ngại về những diễn biến trên biển Đông khi mà khối này đang tích cực tham gia vào tuyến thương mại với ASEAN. Ông cho biết "khoảng 50% khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển đi qua Biển Đông và EU có liên quan đến xuất-nhập khẩu với khối ASEAN, do đó tất nhiên EU muốn hòa bình và ổn định trong khu vực."
Các nước ASEAN liên quan đến tuyên bố chồng lấn trên Biển Đông gồm Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam, trong khi đó các bên khác gồm Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Về quan hệ ASEAN-EU, Đại sứ Vandebon cho biết theo Tuyên bố chung mới đây của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu, EU đã nhất trí tăng cường quan hệ với ASEAN với những mục đích chiến lược.
Trong những lĩnh vực trọng tâm có tăng cường kết nối giữa hai khu vực, thúc đẩy thương mại, đầu từ và buôn bán, vận tải, giao lưu nhân dân, hướng đến đối tác xanh vì một tương lai bền vững và hợp tác về các vấn đề an ninh, chính trị. EU trở thành đối tác đối thoại của ASEAN từ năm 1977 và là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN./.
(VIETNAM+)