Ngày 25/3, Hội đồng châu Âu (EC) đã gửi thư tới luật sư đại diện của các hãng tàu biển Iran, ông Maryam Taher, thông báo kế hoạch đưa 40 công ty kinh doanh vận tải của Tehran trở lại danh sách chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Ngày 25/3, Hội đồng châu Âu (EC) đã gửi thư tới luật sư đại diện của các hãng tàu biển Iran, ông Maryam Taher, thông báo kế hoạch đưa 40 công ty kinh doanh vận tải của Tehran trở lại danh sách chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Trong số 40 công ty nói trên có cả Ocean Capital Administration GmbH, trụ sở tại Hamburg (Đức), từng phải chịu các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) vì có liên hệ với Hãng vận tải biển Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRISL).
Trong bức thư trên, EC cho biết các công ty này bị đưa trở lại danh sách trừng phạt vì đây là những doanh nghiệp do IRISL kiểm soát, cấp vốn, nhân viên, hoặc các công ty này cung cấp các dịch vụ cho IRISL.
Đáp lại, luật sư Taher cho rằng quyết định của EC "hoàn toàn nhằm động cơ chính trị và không dựa trên bất kỳ bằng chứng hợp pháp nào." Ông nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt này nhằm gây áp lực lên Chính phủ Iran để đi đến một thỏa thuận liên quan đến vấn đề hạt nhân của Tehran.
Quyết định trên được coi là phản ứng của châu Âu sau khi nhiều công ty tàu biển Iran giành phần thắng trong các vụ kiện nhằm đảo ngược lệnh trừng phạt của EU chống lại họ.
Hồi tháng 1/2015, Tòa sơ thẩm châu Âu đã bãi bỏ lệnh trừng phạt đối với 40 công ty vận chuyển và một ngân hàng của Iran, với lý do EU không đưa ra được lý do hợp lệ để buộc tội IRISL hỗ trợ phổ biến vũ khí hạt nhân.
Cùng ngày, IRNA cũng dẫn lời Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố bất kỳ thỏa thuận nào về chương trình hạt nhân của Tehran cũng đều phải bao gồm việc dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt ngay lập tức.
Ông Zarif nêu rõ: "Đây là quan điểm mà Chính phủ Iran kiên quyết theo đuổi ngay từ đầu"./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: iranpayam.com.tr) |
Trong bức thư trên, EC cho biết các công ty này bị đưa trở lại danh sách trừng phạt vì đây là những doanh nghiệp do IRISL kiểm soát, cấp vốn, nhân viên, hoặc các công ty này cung cấp các dịch vụ cho IRISL.
Đáp lại, luật sư Taher cho rằng quyết định của EC "hoàn toàn nhằm động cơ chính trị và không dựa trên bất kỳ bằng chứng hợp pháp nào." Ông nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt này nhằm gây áp lực lên Chính phủ Iran để đi đến một thỏa thuận liên quan đến vấn đề hạt nhân của Tehran.
Quyết định trên được coi là phản ứng của châu Âu sau khi nhiều công ty tàu biển Iran giành phần thắng trong các vụ kiện nhằm đảo ngược lệnh trừng phạt của EU chống lại họ.
Hồi tháng 1/2015, Tòa sơ thẩm châu Âu đã bãi bỏ lệnh trừng phạt đối với 40 công ty vận chuyển và một ngân hàng của Iran, với lý do EU không đưa ra được lý do hợp lệ để buộc tội IRISL hỗ trợ phổ biến vũ khí hạt nhân.
Cùng ngày, IRNA cũng dẫn lời Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố bất kỳ thỏa thuận nào về chương trình hạt nhân của Tehran cũng đều phải bao gồm việc dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt ngay lập tức.
Ông Zarif nêu rõ: "Đây là quan điểm mà Chính phủ Iran kiên quyết theo đuổi ngay từ đầu"./.
(TTXVN/VIETNAM+)