Báo Đồng Nai điện tử
En

Bể trăng côi 'đẹp và từ bi'

06:02, 24/02/2023

Tác phẩm truyện dài mới nhất của nhà văn Huỳnh Trọng Khang vừa ra mắt bạn đọc mang tựa Bể trăng côi. Vì sao lại là Bể trăng côi? Huỳnh Trọng Khang chia sẻ: "Trong quá trình biên tập bản thảo, biên tập viên và nhiều anh chị thấy tác phẩm làm họ nghĩ đến vầng "trăng côi", tôi chỉ xin phép thêm vào chữ "bể" - tức là bể đời, bể khổ... tùy theo cách mọi người hiểu".

Tác phẩm truyện dài mới nhất của nhà văn Huỳnh Trọng Khang vừa ra mắt bạn đọc mang tựa Bể trăng côi. Vì sao lại là Bể trăng côi? Huỳnh Trọng Khang chia sẻ: “Trong quá trình biên tập bản thảo, biên tập viên và nhiều anh chị thấy tác phẩm làm họ nghĩ đến vầng “trăng côi”, tôi chỉ xin phép thêm vào chữ “bể” - tức là bể đời, bể khổ... tùy theo cách mọi người hiểu”.

Tác phẩm Bể trăng côi và ký họa chân dung tác giả Huỳnh Trọng Khang
Tác phẩm Bể trăng côi và ký họa chân dung tác giả Huỳnh Trọng Khang

Câu chuyện giả tưởng dài 252 trang mang đậm chất thiền về hành trình của 2 thầy trò gặp phải biến cố là trận đại dịch thời hiện tại, được liên tưởng song tuyến hư cấu với chuyến thỉnh kinh vượt bao gian nan thử thách của thầy trò Huyền Trang thời Đại Đường xưa. Trăng lẻ bóng, người côi cút. Con người cũng như vầng trăng côi lơ lửng giữa đất trời xáo động, gặp những ám ảnh nhân sinh để rồi neo đậu suy tưởng “chỉ cần trái tim đủ từ bi, dũng cảm” để vượt qua mọi trầm luân hiện hữu. Và đó cũng là vượt qua chính mình.

Truyện dài của Trọng Khang bàng bạc không khí thiền và Phật giáo, tựa các chương cũng ẩn chứa nhiều ý tứ gây sự tò mò: Tòng địa dõng xuất, Tuyết băng vô tận xứ… Khang hẳn đã chuẩn bị kiến thức nền trước khi viết tác phẩm.

Nhà văn sinh năm 1994 ở Châu Đốc, An Giang này khiêm tốn bộc bạch: “Dĩ nhiên những gì liên quan đến Phật giáo trong tác phẩm này cũng chỉ là kiến thức sơ khởi. Bản thân tôi còn phải đọc và tìm hiểu nhiều”.

C.T

 

Tin xem nhiều