Có chuyện ngụ ngôn kể rằng: Nhà bác nông dân nọ có hai con ngựa, một con đực, một con cái. Ngựa đực phải kéo cày, ngày đêm cực nhọc, vất vả, thiếu ăn, gầy nhom, thất thần. Ngựa cái không phải làm gì, suốt ngày tha thẩn trên đồng hóng mây, đón gió, nước trong, cỏ ngọt.
Có chuyện ngụ ngôn kể rằng: Nhà bác nông dân nọ có hai con ngựa, một con đực, một con cái. Ngựa đực phải kéo cày, ngày đêm cực nhọc, vất vả, thiếu ăn, gầy nhom, thất thần. Ngựa cái không phải làm gì, suốt ngày tha thẩn trên đồng hóng mây, đón gió, nước trong, cỏ ngọt. Thấy ngựa đực khổ cực, hay bị làn roi, lời mắng của chủ, ngựa cái mách nước: “Việc gì mà anh phải nhẫn nhịn, chịu cay đắng như vậy? Nếu chủ quát mắng, hành hạ, anh cứ hí vang, tung vó làm dữ. Chủ chẳng dám đày đọa”. Nghe ngựa cái nói có lý, ngựa đực làm theo. Quả nhiên, ngựa đực không phải kéo cày, không bị mắng chửi nữa. Có điều, ngựa đực được thảnh thơi thì ngựa cái bị bắt ách kéo cày, bị đét roi vào mông. Thấy ngựa đực nhìn mình kỳ lạ, ngựa cái hờn trách: “Anh thấy tôi khổ cực, không có lời khuyên gì sao?”. Ngựa đực đáp: “Dại gì tôi trở lại với cái ách kéo cày”.
Truyện về hai con ngựa nhạt thếch, nhưng có ngụ ý nặng lòng. Ở đời là vậy, xúi giục kẻ khác làm bậy trước tiên làm hại chính mình. Vì lợi ích của mình, chẳng ai dại gì chuyển giao cơ hội cho người khác. Lời thánh nhân dạy: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn chớ thực hiện cho người khác) khó thực hiện lắm thay!
Trực Tử