Bệnh viện đa khoa Đồng Nai là bệnh viện có tuổi đời lâu năm nhất trong các bệnh viện ở Đồng Nai. Từ một trạm xá nhỏ, chật hẹp, qua 115 năm hình thành và phát triển, đến nay Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã lớn mạnh, trở thành một bệnh viện có cơ sở hạ tầng ngang tầm với nhiều bệnh viện lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai là bệnh viện có tuổi đời lâu năm nhất trong các bệnh viện ở Đồng Nai. Từ một trạm xá nhỏ, chật hẹp, qua 115 năm hình thành và phát triển, đến nay Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã lớn mạnh, trở thành một bệnh viện có cơ sở hạ tầng ngang tầm với nhiều bệnh viện lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Gần 38 năm gắn bó với Bệnh viện đa khoa Đồng Nai,Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Ngô Đức Đễ dù đã nghỉ hưu vẫn nhận lời tiếp tục làm tại bệnh viện. Vì với ông, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai như ngôi nhà thứ 2 của mình. Ảnh: N. Thư |
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai tiền thân là Bệnh viện Biên Hòa, được thành lập năm 1902 (tại số 4, đường 30-4, phường Quyết Thắng,TP.Biên Hòa) với khoảng 50 giường bệnh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực hộ sản và nội thương với cơ sở cũ kỹ, không đồng bộ.
* Những ngày gian khó…
Hợp tác công - tư đã đa dạng hóa được loại hình dịch vụ y tế Trong dịp ghé thăm Bệnh viện đa khoa Đồng Nai vào Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2-2017, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, bày tỏ vui mừng khi ngành y tế Đồng Nai có bước phát triển rất nhanh và là nơi đi đầu trong toàn quốc khi xây dựng thành công Bệnh viện đa khoa Đồng Nai hoạt động theo mô hình hợp tác công - tư (PPP), rất đúng với chủ trương của Quốc hội và Chính phủ là ngành y tế phải tập trung cao và phát triển nhanh ở những nơi đầu tàu. |
Đến năm 1972, Bệnh viện Biên Hòa được xây mới và đi vào hoạt động với 16 khoa, phòng chức năng. Sau ngày đất nước thống nhất, bệnh viện hoạt động rất khó khăn. Theo lời kể của bác sĩ Nguyễn Kim Bôn, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Biên Hòa cũ, sau ngày
30-4-1975 khi tiếp quản bệnh viện, bệnh nhân đông hay mắc bệnh truyền nhiễm, như: sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm ruột hoại tử… trong khi bác sĩ, y sĩ, y tá còn thiếu. Lúc đó, bệnh viện phải xin thêm bác sĩ từ miền Bắc vào và mở một lớp đào tạo y sĩ, y tá tại bệnh viện để vừa học vừa làm. Thời đó, cả bệnh viện chỉ có 1 chiếc xe cứu thương cũ thường hay chết máy khi dọc đường. Vì vậy khi chuyển bệnh, ngoài tài xế còn phải kèm theo 1 thợ sửa xe mới xử lý được.
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai về cơ sở mới, người dân có chỗ ngồi chờ rộng rãi, thoáng mát. |
Khó khăn là thế nhưng các bác sĩ luôn nỗ lực, sáng tạo hết mình để cứu chữa cho bệnh nhân. Thầy thuốc ưu tú Ngô Đức Đễ, Trưởng khoa Ngoại tổng quát Khu dịch vụ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, người có hơn 38 năm gắn bó với bệnh viện, nhớ lại vào cuối thập niên 70 và thời kỳ bao cấp, không chỉ trang thiết bị, máy móc mà cả những thứ cần thiết tối thiểu cho một cuộc mổ còn thiếu, như: găng tay, gạc thấm máu vẫn phải giặt đi xài lại, thậm chí thiếu cả máu và thuốc kháng sinh. Lúc ấy, bác sĩ phải dùng một số loại thuốc Đông y để thay thế thuốc kháng sinh. Nhiều ca mất máu nặng, bác sĩ phải lược lại phần máu bị tràn ra ngoài của bệnh nhân, cho thêm chất chống đông rồi truyền ngược lại cho bệnh nhân. Thời điểm đó, bác sĩ phải sáng tạo mọi cách có thể để cứu được tính mạng cho bệnh nhân.
Đến ngày 25-4-1992, Bệnh viện Biên Hòa đã được UBND tỉnh chính thức đổi tên thành Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Từ thập niên 90 đến năm 2015, số bệnh nhân ngày càng tăng trong khi cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp, chật chội, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải cả nội trú lẫn ngoại trú. Thời điểm này, bệnh viện được ví như một “chàng trai” trưởng thành đang “mặc” một “cái áo” quá chật, cơ sở vật chất không xứng tầm với một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
Một trong những mục tiêu Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đang tiếp tục hướng tới chính là nỗ lực đưa bệnh viện từ hạng 1 lên hạng đặc biệt. Bác sĩ Ngô Đức Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho biết bệnh viện đã được tỉnh đầu tư cơ ngơi khang trang hiện đại nên vấn đề bệnh viện đang tập trung cao nhất chính là công tác thu hút, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài cử người đi đào tạo trong nước, bệnh viện còn mời các chuyên gia đầu ngành ở các bệnh viện tuyến trên về “cầm tay chỉ việc” cho các bác sĩ nâng cao tay nghề, thu hút nhiều chuyên gia giỏi về làm việc tại bệnh viện. Bên cạnh đó, bệnh viện sẽ cử bác sĩ đi đào tạo ở nước ngoài với những lĩnh vực mới như ghép tạng. Có như vậy, mới không ngừng nâng cao chất lượng điều trị, tiếp tục tạo được niềm tin của bệnh nhân, giảm hẳn tỷ lệ chuyển viện lên tuyến trên. |
* Phát triển nhanh nhờ xã hội hóa
Trong tình hình ngân sách Nhà nước còn khó khăn, việc đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại đã góp phần quan trọng để Bệnh viện đa khoa Đồng Nai nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ, chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân và cộng đồng ngày càng tốt hơn. Năm 2006, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai là một trong những bệnh viện đi đầu cả nước thực hiện chủ trương của Chính phủ về chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Từ năm 2006 - 2009, bệnh viện đã huy động trên 65 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư, mua sắm các trang thiết bị y tế hiện đại hàng đầu Việt Nam, như: máy CT Scaner 2 lát cắt, máy siêu âm màu 4 chiều, máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy tán sỏi. Đặc biệt, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai là cơ sở y tế đầu tiên trong cả nước trang bị máy CT - Scanner 128 lát cắt và cũng là bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên triển khai khu xạ trị ung thư.
Theo TS.BS Phan Huy Anh Vũ, Phó giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, từ khi Bệnh viện đa khoa Đồng Nai được đầu tư xây dựng tại cơ sở mới (ở số 2, đường Đồng Khởi, phường Tam Hòa, TP.Biên Hòa) với mô hình hợp tác công - tư (PPP) có tổng kinh phí trên 3,3 ngàn tỷ đồng, với quy mô 1,4 ngàn giường bệnh đã đưa bệnh viện lên một tầm mới, có quy mô cơ sở vật chất ngang tầm với các bệnh viện Đông Nam Á. Từ đó đã tạo một đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển của bệnh viện trong tương lai. Với việc triển khai hình thức hợp tác công - tư trong bệnh viện công giúp bệnh viện công giảm tải, không có tình trạng nằm ghép, tạo một cơ chế mở cho bệnh viện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai nhiều kỹ thuật mới, như: can thiệp tim mạch, can thiệp mạch máu não và sắp tới là phẫu thuật tim hở.
Hiện nay, số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai khá đông. Trung bình mỗi ngày có khoảng 3.500 bệnh nhân ngoại trú (gấp đôi khi ở bệnh viện cũ); 1,6 ngàn - 1,7 ngàn người điều trị nội trú (tăng 60-70% so với bệnh viện cũ). Người dân rất vui mừng khi tỉnh quan tâm đầu tư một bệnh viện khang trang, hiện đại, thoáng mát, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khám chữa bệnh. Ông Vũ Ngọc Tâm, cán bộ hưu trí phường An Bình
(TP.Biên Hòa), cho biết: “Hơn 18 năm điều trị bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, tôi thấy bệnh viện ngày càng phát triển, nhất là khi qua cơ sở mới rộng rãi, thoáng mát, thủ tục khám chữa bệnh cũng rút ngắn nhiều, tinh thần, thái độ phục vụ có chuyển biến rất tích cực, các bác sĩ điều trị khá hiệu quả. Nhờ đó, bệnh nhân đỡ phải lên tuyến trên để điều trị, đỡ phải đi lại xa xôi, tốn kém, chờ đợi lâu”.
Ngọc Thư