Mục tiêu lạm phát năm 2022 của nước ta được Quốc hội cho phép ở ngưỡng tăng 4%. Trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gắt gao của Trung Quốc sẽ tiếp tục khiến cho chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy. Điều đó làm cho giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào tăng, kéo theo giá tiêu dùng tăng, nguy cơ gia tăng lạm phát.
Mục tiêu lạm phát năm 2022 của nước ta được Quốc hội cho phép ở ngưỡng tăng 4%. Trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 gắt gao của Trung Quốc sẽ tiếp tục khiến cho chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy. Điều đó làm cho giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào tăng, kéo theo giá tiêu dùng tăng, nguy cơ gia tăng lạm phát.
Từ góc độ Đồng Nai, nhìn tổng thể cả nước thời gian qua, khi cộng đồng doanh nghiệp (DN) đang hồi phục sản xuất, các hoạt động trở lại bình thường, nền kinh tế cũng phải chịu áp lực lạm phát từ sự gia tăng đột biến của tổng cầu trong giai đoạn hậu Covid-19. Trong 1 năm qua, lạm phát được kiềm chế là do nhu cầu tiêu dùng vẫn còn yếu. Dịch bệnh Covid-19 cùng các biện pháp giãn cách xã hội trên quy mô lớn để phòng dịch trong năm 2021 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu nhập và sức mua của người dân bị giảm sút mạnh.
Hiện việc sản xuất đã đi vào ổn định, các DN có nhiều đơn hàng cả trong và ngoài nước nên nhu cầu về hàng hóa sẽ tăng lên, cùng với đó là nhu cầu từ người tiêu dùng, trong khi chuỗi cung ứng chưa ổn định và nguồn cung hạn chế khiến cho giá cả luôn “nhảy múa”. Dự báo từ nay đến cuối năm 2022, diễn biến dịch bệnh, tình hình thế giới vẫn còn rất phức tạp, mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm nay là 4% theo chỉ tiêu Quốc hội giao rất khó để đảm bảo nếu không có sự chủ động kiểm soát.
Khi đánh giá về vấn đề này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo lạm phát năm 2022 nước ta tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát 4% đặt ra; Ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên 5,5% trong năm 2023. Trong khi đó, dựa trên yếu tố giá dầu thô tăng cao, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) dự báo, nếu giá dầu bình quân năm 2022 ở mức 80 USD/thùng thì lạm phát có thể đạt mức 4,5%; nếu giá dầu trên 100 USD/thùng lạm phát có thể tăng lên mức 5,1%.
Để có thể kiềm chế lạm phát, theo các chyên gia, DN cần chủ động từ việc xây dựng hệ thống phân phối để giữ sự ổn định sản xuất, tìm các nguồn hàng thay thế nếu như giá cả các nguyên liệu đầu vào gia tăng. Với người dân, giá cả các mặt hàng sẽ tiếp tục tăng là điều tất yếu, thắt chặt chi tiêu, hạn chế nhu cầu không cần thiết và “bình tĩnh” chấp nhận, không tích trữ quá mức, cũng là giải pháp góp phần ổn định thị trường.
Về phía Nhà nước, ngay từ sau Tết Nguyên đán, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan tăng cường giải pháp để kiềm chế lạm phát. Xăng, dầu là mặt hàng tác động trực tiếp đến hầu hết các lĩnh vực khác, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã giao Bộ Công thương phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn xăng dầu. Bên cạnh đó là các giải pháp để cân đối cung cầu và điều hành xuất, nhập khẩu phù hợp, tạo điều kiện cho việc quản lý, điều hành giá hiệu quả hơn.
Văn Gia