Song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nhà ở sinh thái tại Biên Hòa cũng không ngừng tăng lên. Trong bối cảnh đó, những dự án đô thị sinh thái thông minh quy mô lớn, với quy hoạch bài bản, không gian xanh hiện đại được dự báo sẽ trở thành xu thế mới trong thời gian tới.
Song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nhà ở sinh thái tại Biên Hòa cũng không ngừng tăng lên. Trong bối cảnh đó, những dự án đô thị sinh thái thông minh quy mô lớn, với quy hoạch bài bản, không gian xanh hiện đại được dự báo sẽ trở thành xu thế mới trong thời gian tới.
Áp lực dân số ngày càng gia tăng tại TP.Biên Hòa |
* Nhu cầu nhà ở tăng do áp lực dân số
Theo kết quả tổng điều tra dân số được thực hiện năm 2019, dân số TP.Biên Hòa đã đạt gần 1,1 triệu người. Với con số này, Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất trên toàn quốc. Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số của TP.Biên Hòa cũng đang diễn ra rất nhanh, trung bình hơn 30 ngàn người mỗi năm trong khoảng 10 năm qua. Cũng theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2019, mật độ dân số bình quân của TP.Biên Hòa đạt hơn 4.000 người/km2, cao nhất tỉnh Đồng Nai và nằm trong nhóm cao của cả nước.
Yếu tố khiến dân số Biên Hòa liên tục tăng nhanh được cho là do kinh tế phát triển và sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp trên địa bàn đang thu hút nhiều người dân nơi khác đến sinh sống, làm việc. Điều này đang tạo ra áp lực rất lớn về hạ tầng, giao thông và đặc biệt là nhu cầu về nhà ở.
Trong khi đó, thu nhập, của Đồng Nai nói chung và đô thị trung tâm là Biên Hòa nói riêng không ngừng được nâng cao. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người (GRDP) của Đồng Nai là hơn 4.800 USD tăng hơn 9% so với năm 2018. Tính rộng ra, Đồng Nai đã duy trì ổn định mức tăng 8-9%/năm trong suốt nhiều năm qua. Với mức sống được cải thiện, người dân Biên Hòa bắt đầu quan tâm hơn đến việc nâng cao sức khỏe, thể chất lẫn tinh thần. Nhu cầu đặt ra lúc này không chỉ là một nơi ở đơn thuần. Thay vào đó, mong muốn của họ là nhà ở sinh thái cao cấp, nghĩa là có một không gian sống rộng rãi, với môi trường trong lành, gần gũi thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, tiện ích phải được đầu tư hiện đại đồng bộ. Đây cũng là nhu cầu của các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Biên Hòa và các địa phương lân cận.
Dù vậy, hiện nay các dự án nhà ở xã hội chậm triển khai nên nguồn cung nhà ở vẫn mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người dân. Trên thực tế, rất khó để triển khai các khu đô thị quy mô lớn ở trung tâm TP.Biên Hòa khi dân số ngày càng tăng, quỹ đất ngày càng thu hẹp. Thậm chí, với nhu cầu về nhà ở sinh thái, lựa chọn hầu như không có, khi chưa có nhà đầu tư nào thực hiện các dự án theo mô hình này.
Anh Hoàng Nam, là nhân viên kinh doanh tại doanh nghiệp FDI ở KCN Amata, hiện sinh sống tại phường Bửu Long, TP.Biên Hòa cho biết: “Hai vợ chồng đi làm cả ngày, đến tối gia đình mới gặp nhau. Do đó, tôi mong muốn thời gian nghỉ ngơi ở nhà phải thật sự thoải mái, không khí trong lành và có không gian cho các hoạt động vui chơi gắn kết của cả nhà. Nhưng giờ không biết tìm ở đâu”.
* Khu đô thị sinh thái – xu thế tất yếu của tương lai
Như vậy, có thể thấy, nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là nhà ở sinh thái tại Biên Hòa hiện đang rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo TP. Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai đã có định hướng phát triển vùng ngoại vi, xây dựng các “đô thị vệ tinh” với mục đích “giãn dân”, giảm áp lực cho đô thị trung tâm. Cụ thể, tại Biên Hòa, các “vệ tinh” này có thể kể đến các phường: Phước Tân, Tam Phước, Bửu Long và xã Long Hưng.
Tuy nhiên, việc “kéo” người dân đến sống tại các khu vực này không hề đơn giản, do không có nhiều dịch vụ, tiện ích phục vụ đời sống… Do đó, các dự án đô thị sinh thái thông minh quy mô lớn, với quy hoạch bài bản, không gian xanh, dễ kết nối về trung tâm được kỳ vọng sẽ trở thành lời giải cho bài toán này. Trong đó, yếu tố quy hoạch cần phải được các chủ đầu tư cũng như các ngành hữu quan của địa phương thực hiện bài bản, gắn liền với cảnh quan thiên nhiên để mang lại cả yếu tố thẩm mỹ cho tổng thể chung của toàn khu vực.
Theo kiến trúc sư Khương Nguyễn Đức Chương, Chủ nhiệm CLB Kiến trúc sư trẻ Đồng Nai, đô thị sinh thái đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mô hình này chưa phổ biến do việc đô thị hóa được quan tâm trước, rồi mới đến việc phát triển đô thị sinh thái, khiến cho quỹ đất bị eo hẹp. “Đây là một bước đi ngược, gây khó khăn cho phát triển đô thị theo hướng sinh thái”, kiến trúc sư Chương chia sẻ.
Cũng theo kiến trúc sư Khương Nguyễn Đức Chương, việc phát triển đô thị sinh thái nên dựa theo đặc điểm tự nhiên của khu vực. Đồng Nai có thể phát triển đô thị sinh thái ở các địa phương như Long Khánh, Long Thành, Nhơn Trạch… TP.Biên Hòa cũng có cơ hội để phát triển mô hình này ở các phường, xã ở vùng ven.
Với thị trường rất nhiều tiềm năng, trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế, các “ông lớn” bất động sản lớn đã bắt đầu đầu tư vào Đồng Nai. Có thể kế đến hàng loạt khu dân cư “khủng” sẽ được các nhà đầu tư triển khai như: Khu đô thị Tam An (H.Long Thành) do Tập đoàn Amata (Thái Lan) làm chủ đầu tư; Khu dân cư Phú Thạnh - Long Tân - Vĩnh Thanh (H.Nhơn Trạch) do Công ty CP đầu tư Nhơn Trạch làm chủ đầu tư; Khu đô thị mới Bình Sơn (H.Long Thành)…
Tại Biên Hòa, một trong những nhà đầu tư tiên phong là Tập đoàn Novaland với dự án Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City tại xã Long Hưng. Vừa qua, dự án này đã khai trương nhà mẫu và hiện đang đẩy nhanh tiến độ thi công để đón những cư dân đầu tiên vào năm 2023.
Phối cảnh Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City của Tập đoàn Novaland |
Aqua City được phát triển theo mô hình đô thị sinh thái với quỹ đất rộng lớn với quy mô lên đến gần 1.000 ha, dành 70% diện tích cho cảnh quan xanh, hạ tầng giao thông và các tiện ích hiện đại, như công viên ven sông, trung tâm thương mại, trường học, bến du thuyền, trung tâm thể thao...
Khu đô thị này có vị trí rất thuận lợi khi tọa lạc trên tuyến Hương lộ 2 - tuyến đường quan trọng được đánh giá có thể làm thay đổi diện mạo khu vực khi kết nối trung tâm hành chính TP. Biên Hòa cùng các khu đô thị “vệ tinh” với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đặc biệt, cầu Vàm Cái Sứt - một trong những hạng mục quan trong trong dự án Hương lộ 2 - sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 9-2020. Khi các dự án hạ tầng quy mô được hoàn thiện, cư dân ở đô thị Aqua City chỉ mất chưa đầy 10 phút để đến trung tâm TP.Biên Hòa, 20 phút đến TP.HCM hay Sân bay quốc tế Long Thành.
Phối cảnh Trung tâm thể thao đa năng Aqua Sport Complex quy mô 2,2ha đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của cư dân Aqua City. |
Trong thời gian tới, Biên Hòa dự kiến sẽ còn có thêm nhiều khu đô thị sinh thái. Với sự đầu tư bài bản về cảnh quan, cơ sở hạ tầng, vị trí thuận lợi và đón đầu xu thế “sống xanh”, các dự án này được đánh giá là có tiềm năng tăng giá trong tương lai và hứa hẹn sẽ nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều của những khách hàng có vốn và có tầm nhìn.
Tuyết Mai