Nửa đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp, lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Sự sụt giảm quy mô ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu vẫn còn tiếp diễn, các doanh nghiệp (DN) đang gồng gánh để sản xuất cầm chừng, giữ chân người lao động.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, trong 3 tháng đầu năm, các khu công nghiệp của tỉnh thu hút 11 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới.
Thiếu đất công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài. Do đó, Đồng Nai đang nỗ lực để sớm có quỹ đất sẵn sàng cho doanh nghiệp (DN) đầu tư.
Cho đến hiện tại, Đồng Nai có 15 cụm công nghiệp (CCN) có dự án hoạt động trong số 27 CCN được quy hoạch, nhưng mới chỉ có 4 cụm hoàn thiện hạ tầng. Thực tế này cho thấy việc đầu tư, phát triển hạ tầng CCN trên địa bàn tỉnh còn khá gian nan, trong khi nhu cầu đất cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) ngày càng tăng lên.
Từ đầu năm đến nay, thu hút vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đồng Nai có bước tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu hút vốn đầu tư trong nước tăng gấp gần 2 lần và thu hút vốn FDI tăng gấp 3 lần.
(ĐN)- Ngày 16-3, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan về các giải pháp phát triển quỹ đất công nghiệp trên địa bàn.
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và đưa sản phẩm hàng hóa của mình vươn ra thị trường thế giới, nên phát triển CNHT cũng là con đường để tự chủ sản xuất, xây dựng thương hiệu quốc gia.
Trong 2 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế nói chung, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng vẫn rất khó khăn. Đơn hàng tiếp tục giảm, nhiều DN sản xuất cầm chừng để giữ chân lao động, triển vọng trước mắt chưa mấy khả quan.
Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đang triển khai khoảng 63 dự án tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư gần 9,6 ngàn tỷ đồng.
Dịch bệnh, chiến tranh khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia bắt tay với nhau điều tiết lại chuỗi sản xuất để không quá tập trung vào một vài thị trường. Trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn, sản xuất quốc tế vùng Đông Nam bộ (ĐNB) là nơi được nhiều nhà đầu tư tìm đến.
Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28-5-2022 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế được coi là bước đột phá về cơ chế, chính sách, khơi thông phát triển KCN, khu kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tại các địa phương không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc.
(ĐN) - Sáng 17-2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng đã làm việc với các sở ngành, địa phương để tháo gỡ những vướng mắc về đất đai, đấu giá, đấu thầu, thủ tục đầu tư của 8 khu công nghiệp (KCN) mới trên địa bàn tỉnh.
Đồng Nai là một trong 5 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về xuất khẩu hàng hóa, tăng trưởng xuất khẩu từ 8-12%/năm. Để giữ mức tăng trưởng trong sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp (DN) ở Đồng Nai đã có những bí quyết riêng để giữ chân các nhãn hàng quốc tế.
Để hạn chế diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu thì giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp trên toàn cầu. Việt Nam đã có lộ trình thực hiện giảm phát thải để hướng đến phát triển bền vững.