Báo Đồng Nai điện tử
En

Biếu và nhận

10:12, 04/12/2015

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỉ, quyển 3 tờ 33 a - b và tờ 34 a) có viết về sự "may mắn" của Lý Lộc và Lý Tử Khắc, 2 vị thân vương triều Lý. Năm Kỷ Dậu (1129), là năm thứ hai trong đời trị vì của vua Lý Thần Tông (1128- 1138), thân vương Lý Lộc tâu rằng ở núi Tản Viên có hươu trắng.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỉ, quyển 3 tờ 33 a - b và tờ 34 a) có viết về sự “may mắn” của Lý Lộc và Lý Tử Khắc, 2 vị thân vương triều Lý. Năm Kỷ Dậu (1129), là năm thứ hai trong đời trị vì của vua Lý Thần Tông (1128- 1138), thân vương Lý Lộc tâu rằng ở núi Tản Viên có hươu trắng. Vua sai Thái úy Dương Anh Nhĩ đi bắt được, bèn cho Lộc tước Đại liêu ban. Một tháng sau, thân vương Lý Tử Khắc dâng lời tâu rằng rừng ở Giang Để có hươu trắng. Vua sai Thái úy Lưu Khánh Đàm đi bắt được, bèn thăng Tử Khắc làm Khu mật sứ, xếp vào hàng tước minh tự, được đội mũ bảy cầu.

Tương truyền, Lý Thần Tông là người ưa thích những con vật lạ, cho đó là điềm lành. Nhưng chỉ vì dâng hươu trắng mà được ban thưởng quyền cao chức trọng đáng lý ra chỉ dành cho những bậc trọng thần dày công, thì chắc rằng chẳng ai còn muốn ra sức gian lao vất vả vì đất nước nữa. Khen thưởng bất công, cất nhắc bất minh như vậy, chẳng trách từ đời Lý Thần Tông trở đi, triều đại nhà Lý bắt đầu suy tàn, dẫn đến thảm họa diệt tộc, mất ngôi sau này.

Ngày nay, vẫn có không ít người vì cầu cạnh chức tước, lợi ích, đã không ngại lao tâm khổ tứ tìm những món “độc, lạ” biếu tặng để làm hài lòng “bề trên”. Đó là chuyện muôn đời của những kẻ “đi bằng đầu gối”. Nhưng sáng suốt nhận ra nguy cơ tiềm ẩn từ việc “biếu - nhận” không bình thường kia hay không là nằm ở bản lĩnh của người làm lãnh đạo. 

Trc T

 

Tin xem nhiều