Báo Đồng Nai điện tử
En

Lợi bất cập hại

10:10, 24/10/2016

Chú Tám xe ôm buông tờ báo:<br>

- Nghe nói giá dừa ở Bến Tre đang tăng từ 40-60 ngàn đồng/chục so với năm trước, bà con nông dân phấn khởi, tao cũng thấy vui lây.

Chú Tám xe ôm buông tờ báo:

- Nghe nói giá dừa ở Bến Tre đang tăng từ 40-60 ngàn đồng/chục so với năm trước, bà con nông dân phấn khởi, tao cũng thấy vui lây.

Anh Tư Bốn cười khổ:

- Mừng mà lo chú ơi. Vì giá dừa không tăng theo quy luật mà tăng giá chỉ vì thương lái Trung Quốc đang cạnh tranh bất bình đẳng đó thôi.

Chú Tám sửng sốt:

- Có vụ đó nữa hả bây?

Anh Tư Bốn gật đầu:

- Hồi trước có dạo giá dừa thấp, bán không đủ bù công hái nên bà con mình kêu trời, thậm chí một số nơi chặt bỏ cây dừa là cây trồng truyền thống của địa phương. Chính quyền kêu gọi doanh nghiệp đầu tư tiền, giống, kỹ thuật; thu mua, chế biến các sản phẩm từ dừa như: nước dừa tươi đóng hộp, nước cốt dừa đóng lon, sữa dừa, cơm dừa sấy… Một số cơ sở mỹ nghệ còn tăng giá trị cộng thêm cho cây dừa qua các sản phẩm thủ công làm từ gáo dừa, xơ dừa. Nhờ vậy, sức tiêu thụ dừa tăng, dẫn đến giá dừa ngày càng tăng cao từ 2 năm trở lại đây.

Hớp ngụm cà phê, anh Tư Bốn nói tiếp:

- Vậy rồi, tự nhiên ở đâu nhảy ra mấy ông thương lái Trung Quốc hoặc núp bóng thương lái địa phương, chơi “hỗn” là thu mua dừa loại 1 với giá cao hơn, đẩy giá tăng lên. Nhưng buồn một nỗi là nhiều nông dân ham lợi nhỏ trước mắt, phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp, đem hàng bán cho thương lái. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến tại Bến Tre hiện đang đứng trước tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất.

Chú Tám vỗ đùi:

- Cái “chiêu” này của thương lái Trung Quốc đâu có mới mà sao bà con mình mắc bẫy hoài. Làm ăn, điều quan trọng là phải giữ chữ tín. Nếu không, lỡ thương lái Trung Quốc “tháo chạy”, nông dân chỉ có nước “ôm sô” vì doanh nghiệp quay lưng. Thiệt là lợi bất cập hại.      

Ong mật

Tin xem nhiều