Báo Đồng Nai điện tử
En

Đồng tiền xương máu

11:08, 10/08/2016

Chú Tám xe ôm xót xa nói:<br>

- Báo đưa tin vụ đối tượng lừa đảo người có công ở xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nè. Trời, sao có người nhẫn tâm tới vậy hổng biết, đi lừa đảo cả những người đã từng hy sinh xương máu cho đất nước.

Chú Tám xe ôm xót xa nói:

- Báo đưa tin vụ đối tượng lừa đảo người có công ở xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nè. Trời, sao có người nhẫn tâm tới vậy hổng biết, đi lừa đảo cả những người đã từng hy sinh xương máu cho đất nước. Tao nghe nói, số tiền lừa đảo lên tới gần 300 triệu đồng, một con số không nhỏ so với vùng quê nghèo như Hà Tĩnh.

Anh Tư Bốn trầm ngâm:

- Thường, các đối tượng lừa đảo thành công là nhờ nhắm vào lòng tham của con người. Riêng ở vụ lừa đảo này, đối tượng nhắm vào tính chất thay đổi thường xuyên của chính sách và sự rườm rà, phức tạp, rối rắm của các thủ tục hành chính. Bởi vậy, ngay cả những người nghèo cũng ráng vay tiền “nộp” cho đối tượng vì “ngán” cái sự “hành là chính” của thủ tục.

Cô Ba cà phê kể:

- Hôm trước con về dưới quê chơi, thấy cán bộ phụ trách thương binh xã hội của xã mang tiền hỗ trợ dịp 27-7 vô nhà, có đâu chừng mấy trăm ngàn đồng gì đó mà ông chú của con rút ra hết 100 ngàn đồng nhét vô túi anh cán bộ. Anh này tỉnh queo nhận, coi như chuyện đương nhiên. Ông chú con nói hổng có ai đòi, cái này coi như “cảm ơn”. Nghe nói dịp tết tiền hỗ trợ cao hơn thì “cảm ơn” cũng nhiều hơn. Ở xã ai cũng làm vậy, mà xã của con là xã anh hùng nên nhiều đối tượng chính sách, người có công lắm.

Chú Tám trợn mắt:

- Trời đất, có chuyện đó nữa hả?

Anh Tư Bốn nói:

- Dân gian vẫn có tập quán cảm ơn bằng vật chất. Có điều, người nhận cần nên xem xét bối cảnh khi được cảm ơn. Với khoản trợ cấp người có công, bao hàm trong đó là hy sinh mất mát, là sự trân trọng tri ân của đất nước đối với người ngã xuống. Nói không ngoa, đó là đồng tiền xương máu. Ai nhận được, cũng hay à nha.

Ong mật

Tin xem nhiều