Văn nghệ Đồng Nai số 29 - Xuân Kỷ Hợi 2019 (ảnh) tập trung chủ yếu những tác phẩm viết, phản ánh về mùa xuân. Phong tục tập quán, nếp sống các vùng miền và Đồng Nai vào dịp tết được phản ánh đa dạng, sinh động trong những truyện ngắn, bút ký, tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh.
Văn nghệ Đồng Nai số 29 - Xuân Kỷ Hợi 2019 (ảnh) tập trung chủ yếu những tác phẩm viết, phản ánh về mùa xuân. Phong tục tập quán, nếp sống các vùng miền và Đồng Nai vào dịp tết được phản ánh đa dạng, sinh động trong những truyện ngắn, bút ký, tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh.
Phần tin tức sự kiện là thư chúc tết của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai với khí thế hừng hực quyết tâm của lãnh đạo tỉnh.
Phần Sáng tác, trao đổi, giới thiệu có truyện ngắn Lính văn nghệ của Dương Đức Khánh; Tấm ảnh của Lê Đăng Kháng; Quá đắt của Nguyễn Trí; Nếp nhà của Nguyễn Thái Hải; Vườn xuân của Ngọc Khánh.
Bút ký, bài viết có Trăm miền hội ngộ của Phạm Văn Đảng; Bên một dòng sông của Bùi Thuận; Ngôi nhà thứ hai của tôi của Bùi Kim Chi; Tết trên đất bạn của Đàm Chu Văn; Xông đò của Tấn Hoài; Một góc hoài niệm của Ngân Trì… Ngoài ra còn có hơn 30 bài thơ, câu đối, 3 ca khúc của các tác giả về mùa xuân và quê hương đất nước.
Trang Cơ sở giới thiệu bài viết về ốc đảo Hoa Hướng Dương của Hoàng Long và bài viết Đắc Lua - ươm xanh những ước mơ của Mai Sơn.
Trang Sắc màu di sản giới thiệu về cách ăn tết độc đáo của người Khmer trong bài viết tết của người Khmer ở Đồng Nai của Nguyễn Thị Nguyệt; bài viết Truyền thuyết hoa mai của Đặng Hằng.
Trang Văn nghệ trẻ giới thiệu Vườn hoa ngũ sắc của Tống Thanh Tâm.
Ở trang Văn nghệ khắp nơi giới thiệu truyện ngắn Long đào của Nguyễn Ngọc Phú.
Khép lại số 29 là mục Chuyện đời chuyện nghề với tản văn Nhớ rượu quê của Đào Sỹ Quang.
Ngoài ra, Văn nghệ Đồng Nai số 29 còn giới thiệu chùm ảnh nghệ thuật và tác phẩm mỹ thuật của hội viên về mùa xuân và quê hương đất nước.
Ngô Hường