(ĐN) - Sáng 28-7, các đồng chí: Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Xuân Hà, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) và Thông tri số 22-TT/TU của Ban TVTU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
(ĐN) - Sáng 28-7, các đồng chí: Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Xuân Hà, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) và Thông tri số 22-TT/TU của Ban TVTU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
Đồng chí Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể |
Cùng dự có các đồng chí: Thái Bảo, Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đặng Minh Nguyệt, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành 20 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Đồng thời, Tỉnh ủy cũng chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở TT-TT, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện công tác này.
Đồng chí Thái Bảo, Chủ tịch HĐND tỉnh trao bằng khen cho các cá nhân |
Từ năm 2010-2020, tỉnh đã dành trên 182 tỷ đồng thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tổ chức trên 2,2 ngàn lớp đào tạo nghề cho trên 65,5 ngàn lao động nông thôn. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đổi mới theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động và quy hoạch chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Quản Minh Cường cho rằng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó đứng đầu là cấp ủy. Đồng chí đề nghị, thời gian tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải theo hướng đa ngành, đa nghề, có sự tiếp cận của khoa học - công nghệ mới nhất; có sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể, đặc biệt là vai trò của Hội Nông dân, Sở NN-PTNT và chính quyền các địa phương. Trong quá trình đào tạo nghề cần có sư giao lưu, trao đổi giữa các địa phương, các vùng; có sự kết hợp với các nhà khoa học, các trường đại học chuyên ngành trong công tác đào tạo nghề...
Đồng chí Phạm Xuân Hà, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao bằng khen cho đại diện các tập thể |
Theo Phó bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường, việc đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu phát triển sản xuất của các địa phương. Cùng với đào tạo, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để tránh hình thức. Phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ sản xuất bằng cách đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn, giải quyết tốt các mâu thuẫn của nông dân để người dân yên tâm sản xuất.
Quan trọng hơn cả là người nông dân phải tự nhận thức được ý nghĩa của việc học nghề để tự điều chỉnh, tự học nghề, tự chuyển đổi nghề. Theo đó, các cấp, các ngành, các đoàn thể đặc biệt là Ban Tuyên giáo các cấp cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền về ý nghĩa của việc chuyển đổi nghề; về kết quả đào tạo nghề…
Quang cảnh hội nghị |
Dịp này, 42 tập thể và 35 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) và Thông tri số 22-TT/TU của Ban TVTU được tặng bằng khen của UBND tỉnh.
Nga Sơn