Tỉnh Đồng Nai được Trung ương đánh giá cao về công tác giảm nghèo và chăm lo cho đối tượng chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Trên cơ sở kết hợp, lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia đã nâng cao hiệu quả những nguồn lực phục vụ công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Đồng Nai được Trung ương đánh giá cao về công tác giảm nghèo và chăm lo cho đối tượng chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Trên cơ sở kết hợp, lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia đã nâng cao hiệu quả những nguồn lực phục vụ công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 0,19% trong nhiệm kỳ 2015-2020, vượt mục tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra.
hính sách của Trung ương, người nghèo ở Đồng Nai còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Nhiều chương trình, chính sách ưu đãi dành cho hộ nghèo, cận nghèo ra đời và duy trì hoạt động như: cho vay hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm… đã giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống, từng bước thoát nghèo. Theo thống kê, từ năm 2016-2020, Đồng Nai đã thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề, lồng ghép hỗ trợ dạy nghề cho trên 4 ngàn người thuộc hộ nghèo, cận nghèo với số tiền trên 4 tỷ đồng. 34.050 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã được vay tín dụng chính sách với số tiền hơn 1,1 ngàn tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình, đầu tư cho con em đến trường…
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; hỗ trợ khám chữa bệnh nội trú từ tuyến huyện trở lên. Hằng năm, từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, những phần quà ý nghĩa, nhiều ngôi nhà mới khang trang… lại được trao tận tay người nghèo. Phong trào thi đua cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần sẻ chia khó khăn, nhân lên niềm vui, tiếp thêm động lực cho người nghèo. Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhờ được trang bị “cần câu” đã nỗ lực vươn lên ổn định cuộc sống, làm giàu cho mình và sẵn sàng quay lại giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Tất nhiên, bên cạnh những hộ nghèo, hộ cận nghèo biết vươn lên vẫn còn hộ có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ từ cộng đồng. Đây là vấn đề cần sự vào cuộc vận động, thuyết phục của nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm thay đổi nhận thức, đồng thời tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận nhiều hơn nữa với các chế độ, chính sách dành cho mình. Từ đó, lựa chọn giải pháp thoát nghèo hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân và nhu cầu xã hội.
Để giảm nghèo một cách bền vững, hạn chế tình trạng tái nghèo, việc huy động các nguồn lực cùng những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho người nghèo là rất quan trọng. Bởi, ngoài giúp người nghèo thay đổi nhận thức, không dựa dẫm vào các nguồn hỗ trợ thì việc tạo điều kiện giúp họ thoát nghèo, có việc làm, thu nhập ổn định, lâu dài có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến sự thành công của công tác giảm nghèo hiện nay.
Minh Ngọc