Để chuẩn bị cho Á vận hội lần thứ 18-2019 do Việt Nam lần đầu tiên đăng cai, Tổng cục Thể dục thể thao đang xây dựng đề án “Chương trình đào tạo VĐV cho Asiad 18”. Theo đó, hệ thống đào tạo, tuyển chọn VĐV sẽ đổi mới toàn diện.
Để chuẩn bị cho Á vận hội lần thứ 18-2019 do Việt Nam lần đầu tiên đăng cai, Tổng cục Thể dục thể thao đang xây dựng đề án “Chương trình đào tạo VĐV cho Asiad 18”. Theo đó, hệ thống đào tạo, tuyển chọn VĐV sẽ đổi mới toàn diện.
Đề án dự kiến chia thành 6 nhóm môn thể thao để phân cấp đầu tư và có kế hoạch riêng cho từng nhóm. Nhóm trọng điểm số 1 được đầu tư đặc biệt gọi là nhóm SAO (viết tắt của SEA Games, Asiad, Olympic) gồm 4 môn Olympic có khả năng giành HCV: bắn súng, cử tạ, thể dục dụng cụ, taekwondo. Nhóm 2 là nhóm SAQ (có khả năng giành huy chương và đạt chuẩn Olympic) gồm: điền kinh, bơi lội, vật, judo, boxing... Nhóm 3 là nhóm SA gồm: karatedo, wushu, cầu mây... Nhóm 4 là nhóm SEA (HCV SEA Games) gồm: cờ vua, pencak silat, billiards & snooker, rowing, canoeing, thể hình, vovinam, muay, sport aerobic... Nhóm 5 là nhóm SPO (nhóm tiềm năng) gồm các môn: đấu kiếm, bắn cung, nhảy cầu, xe đạp. Nhóm này sẽ có kế hoạch đầu tư riêng với sự hỗ trợ của các nước mạnh. Và nhóm 6 là nhóm SPEX (nhóm nỗ lực) gồm các môn còn có khoảng cách lớn so với trình độ thế giới, như: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, quần vợt...
Rút kinh nghiệm việc đầu tư dàn trải, ngành thể thao xác định chỉ đầu tư trọng điểm vào các môn, nội dung và VĐV. Các VĐV có triển vọng nhất sẽ được đầu tư đặc biệt từ công tác quản lý, áp dụng kỹ thuật cao vào tập luyện; dinh dưỡng đặc biệt, tâm lý, giáo dục, kiểm tra y sinh học trong tập luyện, thi đấu và hồi phục... Các VĐV được tuyển chọn lên các đội tuyển đều được giám định khoa học để biết rõ các thông số cơ thể, tố chất từng người.
Sau khi hoàn thành, đề án sẽ được lấy ý kiến rộng rãi và dự kiến sẽ hoàn thiện trình Chính phủ vào tháng 9 năm nay. Nếu được phê duyệt, chương trình sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 1-2014.
Quang Huy