Ngày 7/2, phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Paris, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết giới lãnh đạo Palestine có kế hoạch tiếp tục đưa vấn đề khu định cư Do Thái ra các tổ chức quốc tế.
Ngày 7/2, phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Paris, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết giới lãnh đạo Palestine có kế hoạch tiếp tục đưa vấn đề khu định cư Do Thái ra các tổ chức quốc tế.
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn lời ông Abbas tuyên bố đạo luật này trái với luật pháp quốc tế, và Chính phủ Palestine sẽ tiếp tục phối hợp với các tòa án quốc tế để bảo vệ quyền lợi của người dân Palestine.
Ông Abbas không nêu đích danh tòa án nào Palestine sẽ phối hợp, nhưng hai tòa án quốc tế chủ chốt có thể giải quyết vấn đề này là Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) và Tòa Công lý Quốc tế (ICJ).
Công tố viên trưởng ICC, bà Fatou Bensouda hiện đang tiến hành điều tra sơ bộ một số vấn đề ở Bờ Tây và Dải Gaza bao gồm các khu định cư nhưng chưa quyết định liệu có mở một cuộc điều tra toàn diện về vấn đề này hay không.
Trước đó, Tổng thư ký Ủy ban điều hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat đã kêu gọi bà Bensouda mở cuộc điều tra về việc Israel cố tình xây dựng các khu định cư.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đã lên án Israel xây dựng các khu định cư trên vùng đất chiếm đóng của người Palestine mở đường cho việc sáp nhập các khu vực này.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ "rất lấy làm tiếc" trước việc Israel thông qua điều luật mới hợp pháp hóa hàng chục khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây thuộc Palestine, cho rằng hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và sẽ gây ra những hậu quả pháp lý sâu rộng đối với Israel.
Người đứng đầu Liên hợp quốc một lần nữa nhấn mạnh việc cần phải tránh bất kỳ hành động nào làm "chệch hướng" giải pháp hai nhà nước, đồng thời cho rằng các vấn đề phải được giải quyết thông qua đàm phán.
Theo luật pháp quốc tế, các khu định cư ở cả Bờ Tây và Đông Jerusalem bị xem là bất hợp pháp và là rào cản lớn đối với hòa bình, do chúng được xây dựng trên vùng đất của người Palestine. Dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ thảo luận về vấn đề khu định cư của Israel vào ngày 15/2.
Trong những phản ứng khác, Bộ Ngoại giao Iran lên án động thái của Quốc hội Israel, đồng thời nêu rõ các hành động xây dựng khu định cư của Tel Aviv là một "rào cản nghiêm trọng đối với an ninh và ổn định" trong khu vực. Bộ Ngoại giao Ai Cập cũng ra tuyên bố cho rằng động thái của Quốc hội Israel hủy hoại giải pháp hai nhà nước và cản trở những nỗ lực hòa giải giữa Israel và Palestine.
Tối 6/2, Quốc hội Israel đã thông qua luật hợp pháp hóa hàng chục khu định cư Do Thái xây dựng trên phần đất của người Palestine ở Bờ Tây, làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, cho tới nay chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn từ chối bình luận về động thái trên.
Hai tuần trước, Israel đã thông báo cấp phép xây dựng 5.500 nhà định cư ở khu Bờ Tây./.
Công trường xây dựng khu định cư Har Homa ở Đông Jerusalem. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Ông Abbas không nêu đích danh tòa án nào Palestine sẽ phối hợp, nhưng hai tòa án quốc tế chủ chốt có thể giải quyết vấn đề này là Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) và Tòa Công lý Quốc tế (ICJ).
Công tố viên trưởng ICC, bà Fatou Bensouda hiện đang tiến hành điều tra sơ bộ một số vấn đề ở Bờ Tây và Dải Gaza bao gồm các khu định cư nhưng chưa quyết định liệu có mở một cuộc điều tra toàn diện về vấn đề này hay không.
Trước đó, Tổng thư ký Ủy ban điều hành Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat đã kêu gọi bà Bensouda mở cuộc điều tra về việc Israel cố tình xây dựng các khu định cư.
Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đã lên án Israel xây dựng các khu định cư trên vùng đất chiếm đóng của người Palestine mở đường cho việc sáp nhập các khu vực này.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ "rất lấy làm tiếc" trước việc Israel thông qua điều luật mới hợp pháp hóa hàng chục khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây thuộc Palestine, cho rằng hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và sẽ gây ra những hậu quả pháp lý sâu rộng đối với Israel.
Người đứng đầu Liên hợp quốc một lần nữa nhấn mạnh việc cần phải tránh bất kỳ hành động nào làm "chệch hướng" giải pháp hai nhà nước, đồng thời cho rằng các vấn đề phải được giải quyết thông qua đàm phán.
Theo luật pháp quốc tế, các khu định cư ở cả Bờ Tây và Đông Jerusalem bị xem là bất hợp pháp và là rào cản lớn đối với hòa bình, do chúng được xây dựng trên vùng đất của người Palestine. Dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ thảo luận về vấn đề khu định cư của Israel vào ngày 15/2.
Trong những phản ứng khác, Bộ Ngoại giao Iran lên án động thái của Quốc hội Israel, đồng thời nêu rõ các hành động xây dựng khu định cư của Tel Aviv là một "rào cản nghiêm trọng đối với an ninh và ổn định" trong khu vực. Bộ Ngoại giao Ai Cập cũng ra tuyên bố cho rằng động thái của Quốc hội Israel hủy hoại giải pháp hai nhà nước và cản trở những nỗ lực hòa giải giữa Israel và Palestine.
Tối 6/2, Quốc hội Israel đã thông qua luật hợp pháp hóa hàng chục khu định cư Do Thái xây dựng trên phần đất của người Palestine ở Bờ Tây, làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, cho tới nay chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn từ chối bình luận về động thái trên.
Hai tuần trước, Israel đã thông báo cấp phép xây dựng 5.500 nhà định cư ở khu Bờ Tây./.
(TTXVN/VIETNAM+)