Mỹ một lần nữa đứng đầu thị trường vũ khí trên thế giới trong năm 2015, ký các hợp đồng trị giá khoảng 40 tỷ USD, vượt xa nước đứng thứ hai là Pháp, quốc gia giành các thỏa thuận khí tài trị giá 15 tỷ USD.
Mỹ một lần nữa đứng đầu thị trường vũ khí trên thế giới trong năm 2015, ký các hợp đồng trị giá khoảng 40 tỷ USD, vượt xa nước đứng thứ hai là Pháp, quốc gia giành các thỏa thuận khí tài trị giá 15 tỷ USD.
Tờ New York Times dẫn một nghiên cứu mới của Quốc hội Mỹ cho biết, các quốc gia đang phát triển tiếp tục mua nhiều vũ khí của Mỹ nhất trong năm 2015. Ba khách hàng lớn nhất của Mỹ là Qatar với các hợp đồng trị giá hơn 17 tỷ USD, tiếp theo là Ai Cập với gần 12 tỷ USD và Saudi Arabia với hơn 8 tỷ USD.
Theo nghiên cứu công bố hôm 19/12, dù các mối đe dọa khủng bố và căng thẳng trên toàn cầu chưa có dấu hiệu giảm bớt, nhưng tổng giá trị hợp đồng mua bán vũ khí trên toàn cầu lại giảm xuống còn 80 tỷ USD năm 2015, từ mức 89 tỷ USD một năm trước đó. Tác giả của công trình nghiên cứu được New York Times dẫn lời nói rằng sự sụt giảm này “một phần là do nền kinh tế toàn cầu suy yếu đi.” Các quốc gia phát triển mua tổng cộng 65 tỷ USD vũ khí năm 2015, thấp hơn đáng kể so với mức 79 tỷ USD năm 2014.
Hai quốc gia đứng đầu về số lượng vũ khí bán ra là Mỹ và Pháp đều chứng kiến sự gia tăng trong giá trị các hợp đồng với con số tương ứng là 4 tỷ USD và hơn 9 tỷ USD. Nga, một trong những xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới, có sự sụt giảm nhẹ trong giá trị đơn đặt hàng xuống mức 11,1 tỷ USD so với 11,2 tỷ USD năm 2014. Còn Trung Quốc, quốc gia châu Á duy nhất trong danh sách các nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới của cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, ký các hợp đồng xuất khẩu khí tài trị giá 6 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với con số hơn 3 tỷ USD năm 2014.
Ngoài, Mỹ, Pháp, Nga và Trung Quốc, các nước trong danh sách quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn trên toàn cầu còn có Thụy Điển, Italy, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Israel./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: RT) |
Theo nghiên cứu công bố hôm 19/12, dù các mối đe dọa khủng bố và căng thẳng trên toàn cầu chưa có dấu hiệu giảm bớt, nhưng tổng giá trị hợp đồng mua bán vũ khí trên toàn cầu lại giảm xuống còn 80 tỷ USD năm 2015, từ mức 89 tỷ USD một năm trước đó. Tác giả của công trình nghiên cứu được New York Times dẫn lời nói rằng sự sụt giảm này “một phần là do nền kinh tế toàn cầu suy yếu đi.” Các quốc gia phát triển mua tổng cộng 65 tỷ USD vũ khí năm 2015, thấp hơn đáng kể so với mức 79 tỷ USD năm 2014.
Hai quốc gia đứng đầu về số lượng vũ khí bán ra là Mỹ và Pháp đều chứng kiến sự gia tăng trong giá trị các hợp đồng với con số tương ứng là 4 tỷ USD và hơn 9 tỷ USD. Nga, một trong những xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới, có sự sụt giảm nhẹ trong giá trị đơn đặt hàng xuống mức 11,1 tỷ USD so với 11,2 tỷ USD năm 2014. Còn Trung Quốc, quốc gia châu Á duy nhất trong danh sách các nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới của cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, ký các hợp đồng xuất khẩu khí tài trị giá 6 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với con số hơn 3 tỷ USD năm 2014.
Ngoài, Mỹ, Pháp, Nga và Trung Quốc, các nước trong danh sách quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn trên toàn cầu còn có Thụy Điển, Italy, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Israel./.
(TTXVN/VIETNAM+)