Ngày 6/11, một nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (Liên hợp quốc) và 2 dân thường người Mali đã thiệt mạng trong một vụ tấn công nhằm vào một đoàn hộ tống quân sự của Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) ở miền Trung nước này.
Ngày 6/11, một nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (Liên hợp quốc) và 2 dân thường người Mali đã thiệt mạng trong một vụ tấn công nhằm vào một đoàn hộ tống quân sự của Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) ở miền Trung nước này.
Trong một thông báo của Liên hợp quốc, ngoài ba người thiệt mạng, còn có 7 nhân viên MINUSMA khác cũng bị thương, trong đó có 3 người đang ở trong tình trạng nguy kịch. Sau khi mìn hay thiết bị phát nổ được kích hoạt, những kẻ tấn công lạ mặt đã nổ súng vào đoàn hộ tống.
Đây không phải lần đầu tiên các binh sĩ và nhân viên MINUSMA trở thành mục tiêu tấn công của phiến quân tại Mali.
Được triển khai từ tháng 7/2013, MINUSMA là phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc chịu tổn thất nhân sự nhiều nhất kể từ sau cuộc nội chiến tại Somalia giai đoạn 1993-1995. Theo website của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, từ đầu năm đến nay đã có 32 binh sĩ MINUSMA thiệt mạng.
Miền Bắc Mali rơi vào kiểm soát của các nhóm thánh chiến liên quan mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và lực lượng nổi dậy người Tuareg hồi tháng 3/2012.
Đến tháng 1/2013, Pháp khởi xướng cuộc can thiệp quân sự quốc tế đánh đuổi các tay súng Hồi giáo ra khỏi miền Bắc Mali và MINUSMA được triển khai vài tháng sau đó.
Mặc dù thỏa thuận hòa bình đã được ký kết vào tháng 6/2015 giữa Chính phủ Mali và liên minh nổi dậy do người Tuareg đứng đầu, nhưng một khu vực rộng lớn của quốc gia Tây Phi này vẫn nằm ngoài kiểm soát của chính phủ và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc./.
(Nguồn: AFP) |
Đây không phải lần đầu tiên các binh sĩ và nhân viên MINUSMA trở thành mục tiêu tấn công của phiến quân tại Mali.
Được triển khai từ tháng 7/2013, MINUSMA là phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc chịu tổn thất nhân sự nhiều nhất kể từ sau cuộc nội chiến tại Somalia giai đoạn 1993-1995. Theo website của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, từ đầu năm đến nay đã có 32 binh sĩ MINUSMA thiệt mạng.
Miền Bắc Mali rơi vào kiểm soát của các nhóm thánh chiến liên quan mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và lực lượng nổi dậy người Tuareg hồi tháng 3/2012.
Đến tháng 1/2013, Pháp khởi xướng cuộc can thiệp quân sự quốc tế đánh đuổi các tay súng Hồi giáo ra khỏi miền Bắc Mali và MINUSMA được triển khai vài tháng sau đó.
Mặc dù thỏa thuận hòa bình đã được ký kết vào tháng 6/2015 giữa Chính phủ Mali và liên minh nổi dậy do người Tuareg đứng đầu, nhưng một khu vực rộng lớn của quốc gia Tây Phi này vẫn nằm ngoài kiểm soát của chính phủ và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc./.
(TTXVN/VIETNAM+)