Vì vậy, tạo dựng được thói quen đọc sách thường xuyên sẽ không chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân mỗi người mà còn góp phần làm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển của internet và mạng xã hội, việc giữ gìn thói quen này đã và đang chịu những tác động không nhỏ.
Vì vậy, tạo dựng được thói quen đọc sách thường xuyên sẽ không chỉ đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân mỗi người mà còn góp phần làm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển của internet và mạng xã hội, việc giữ gìn thói quen này đã và đang chịu những tác động không nhỏ.
Dễ thấy nhất là thay vì đọc sách, nhiều người tìm đến các loại hình giải trí khác, mà phổ biến nhất là sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin. Mạng xã hội phát triển bùng nổ với Facebook, TikTok, YouTube… cũng khiến việc đọc sách giấy trở thành… xa xỉ với nhiều người. Thay vì mất thời gian đọc sách, việc vừa xem ảnh, vừa nghe nhạc, vừa làm việc, chat… trên các nền tảng mạng được xem là thú vị hơn nhiều so với việc chăm chú vào một cuốn sách.
Với không ít bạn trẻ, thời gian dành cho điện thoại, lướt web đã thay thế dần cho việc tìm, đọc một cuốn sách hay, thú vị. Ở nhiều gia đình, cha mẹ không có thói quen đọc sách, con trẻ cũng vì thế không có đam mê và tình yêu với sách. Cá biệt có tình trạng, tủ sách trong gia đình chỉ đơn giản là những vật dụng trang trí cho sang, bởi có những cuốn sách chưa hề được bóc tem dù chủ nhân đã mua từ nhiều năm trước đó.
Dù con người ngày càng có nhiều phương tiện giải trí nhưng sách vẫn là người bạn tri kỷ khó thay thế. Vì thế, đứng trước nguy cơ văn hóa đọc bị mai một, các ngành chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng thói quen đọc sách đến người dân. Trong đó, đáng mừng là sự chuyển đổi mạnh mẽ của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành trong việc đa dạng các loại hình sách, phương thức mua bán, trao đổi sách cùng việc mở ra nhiều diễn đàn giao lưu, chia sẻ về sách. Không chỉ có những ấn phẩm giấy truyền thống, sách ngày nay còn có sách nói, sách điện tử, sách ảnh… với nhiều kích cỡ, thể loại, màu sắc phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của bạn đọc.
Việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam (từ năm 2014) và nay là Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam vào tháng 4 hàng năm là dịp để những người yêu sách lan tỏa tình yêu sách của mình đến với tất cả mọi người. Để những ai chưa yêu sách, chưa có thói quen đọc sách có cơ hội tiếp cận với sách bằng nhiều hình thức, trực tiếp và gián tiếp, qua các nhà xuất bản, đơn vị phát hành, hệ thống thư viện… hay đơn giản là qua bạn bè, người thân của mình. Đọc sách, yêu sách sẽ không chỉ trong tháng 4 mà sẽ là cả 12 tháng trong năm.
Minh Ngọc