Tuy quy hoạch về sử dụng đất, xây dựng, công nghiệp… đã có đầy đủ nhưng nhiều năm qua việc thu hút DN đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN của tỉnh rất khó khăn. Nguyên nhân là do các DN ngại diện tích CCN nhỏ, vốn đầu tư cao nên hiệu quả đầu tư không cao.
Đồng Nai quy hoạch 27 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích hơn 1,6 ngàn ha, nằm rải tại các địa phương. Mục đích của tỉnh là để di dời các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất làng nghề trong khu dân cư không phù hợp quy hoạch vào hoạt động trong CCN. Như vậy, các DN sẽ ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường, đầu ra của sản phẩm đáp ứng yêu cầu về sản xuất xanh. Hàng hóa dễ dàng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy quy hoạch về sử dụng đất, xây dựng, công nghiệp… đã có đầy đủ nhưng nhiều năm qua việc thu hút DN đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN của tỉnh rất khó khăn. Nguyên nhân là do các DN ngại diện tích CCN nhỏ, vốn đầu tư cao nên hiệu quả đầu tư không cao.
Theo tính toán của các DN thì vốn đầu tư CCN tương đương với khu công nghiệp. Do đó, giá cho thuê đất trong CCN sẽ tương đương với giá đất thuê ở khu công nghiệp. Như vậy, khi hoàn thành rất khó thu hút DN nhỏ và vừa vào thuê đất. Bên cạnh đó, thủ tục để đầu tư hạ tầng CCN cũng khá rườm rà, chủ yếu liên quan đến đất đai. Cụ thể là bồi thường giải phóng mặt bằng, đất công. Vì vậy, dù tỉnh đã có chính sách hỗ trợ cho DN về đầu tư hạ tầng CCN và DN di dời vào CCN nhưng vẫn chưa tăng được sức hút.
Một số DN cho biết, nếu những vướng mắc về thủ tục đầu tư, đất đai của CCN được tháo gỡ, chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận sẽ có nhiều DN đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN.
Khánh Minh