Báo Đồng Nai điện tử
En

Rối

10:05, 13/05/2013

- Ba ơi, cô giáo của con ra bài tập yêu cầu giải thích câu thành ngữ “kiến ăn cá, cá ăn kiến”. Con chẳng hiểu nghĩa ẩn dụ của câu này, ba giải thích giùm!

- Ba ơi, cô giáo của con ra bài tập yêu cầu giải thích câu thành ngữ “kiến ăn cá, cá ăn kiến”. Con chẳng hiểu nghĩa ẩn dụ của câu này, ba giải thích giùm!

- Khi con cá mắc cạn thì bị kiến ăn thịt, con kiến xuống nước thì bị cá đớp. Ý nghĩa của câu thành ngữ này là chả có ai mạnh hơn ai, chả có ai giỏi hơn ai, trong từng hoàn cảnh cụ thể nào đó thì mỗi người có thế mạnh nhất định.

- Còn khó hiểu quá. Ba cho con một ví dụ đi.

- Ba ví dụ như bây giờ con chất vấn cái cô y tá ở Hà Nội rằng sao cô lấy bớt vaccine của trẻ con, cô ấy sẽ nói, lương tôi không đủ sống, tôi phải kiếm cách để đóng học phí cho 2 đứa ở nhà. Con lại đi tìm cái cô giáo dạy thêm để hỏi, vì sao cô thu tiền học thêm cao để có người phải làm điều sai trái đặng kiếm tiền đóng học cho con, cô ấy sẽ trả lời, tôi phải làm vậy để chi trả bao nhiêu thứ đắt đỏ hàng ngày như xăng dầu, điện, nước. Con lại đi tìm cái anh bán xăng để chất vấn vì sao anh tăng giá làm khổ bao người, anh ta cũng lý lẽ rằng đầu vào doanh nghiệp tôi bị đủ thứ tăng, đóng đủ thứ phí, chi đủ thứ tiền cho bao vị chức năng…

- Ba nói như vầy thì đến sáng cũng lập luận không hết! Cuối cùng thì ai cũng có “thế mạnh”, “thế yếu” của mình tùy từng hoàn cảnh. Ai cũng có lý do để biện minh cho điều sai trái của mình hết. Như vậy câu thành ngữ đó mâu thuẫn với câu tục ngữ “đói cho sạch, rách cho thơm” hả ba?

- Không, ba chỉ ví dụ để con hiểu ý nghĩa của thành ngữ “kiến ăn cá, cá ăn kiến” thôi. Đó là một hiện tượng xã hội, còn hiện tượng đó sai - đúng, vui - buồn là chuyện khác mà!

- Ba ví dụ như vậy con thấy rối thêm ba ơi!

- Thì ba nói vậy thôi chứ ba cũng thấy rối. Thôi con ráng phản bác lý lẽ của ba đi, biết đâu bài làm của con được điểm cao đó nghen!

BA PHA

 

Tin xem nhiều