Báo Đồng Nai điện tử
En

Bão lòng

10:11, 25/11/2016

Theo chân đoàn cứu trợ, lần đầu tiên Ong mật tui mới đến được với bà con vùng lũ ở khúc ruột miền Trung. Một buổi chiều ở xã X., huyện Y., tỉnh Z., hội trường ủy ban xã đông người, chờ đợi phát quà. Mỗi phần quà được thông báo gồm: 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, 2 gói bột canh và 1 bì thư 500 ngàn đồng. Có tiếng trầm trồ: "Quà  sộp quá!".

Theo chân đoàn cứu trợ, lần đầu tiên Ong mật tui mới đến được với bà con vùng lũ ở khúc ruột miền Trung. Một buổi chiều ở xã X., huyện Y., tỉnh Z., hội trường ủy ban xã đông người, chờ đợi phát quà. Mỗi phần quà được thông báo gồm: 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, 2 gói bột canh và 1 bì thư 500 ngàn đồng. Có tiếng trầm trồ: “Quà  sộp quá!”.

Ông Nguyễn Văn Thông - trưởng thôn Tràm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - cầm danh sách gọi từng người dân trong thôn lên nhận quà cứu trợ - Ảnh: TẤN VŨ
Ông Nguyễn Văn Thông - trưởng thôn Tràm Mé, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - cầm danh sách gọi từng người dân trong thôn lên nhận quà cứu trợ - Ảnh: TẤN VŨ

Phát biểu và hướng dẫn hơi dài, rồi cũng chấm dứt. Quà được phát tận tay với quy trình nghiêm ngặt: Đọc tên, nhận dạng, thu phiếu, trao quà, hỗ trợ người già đưa ra sân chờ người nhà đón, chở về.

Tưởng là yên ổn, hổng ngờ người giám sát của đoàn cứu trợ phát hiện có hiện tượng nộp tiền lại cho cán bộ xã, tri hô lên. Trưởng đoàn cứu trợ chộp micro: “Có hiện tượng cán bộ thu tiền cứu trợ của dân. Hiện tượng này, chúng tôi đã đọc báo, lường trước, đề phòng. Đề nghị lãnh đạo xã  làm rõ, nếu không sẽ dừng việc tặng quà, đưa đến xã khác”.

Trước phản ứng mạnh mẽ của đoàn cứu trợ; người đứng đầu chính quyền xã lên bục chỉ đạo: “Việc này, do các trưởng thôn. Yêu cầu công an xã nắm thực tế, làm rõ, buộc các trưởng thôn trả tiền lại cho dân, không được thu gom”. Vậy là, trưởng thôn được mời vào phòng, buộc trả tiền lại cho dân, nói lời xin lỗi, cúi mặt tẽn tò trước ống kính ghi hình.

Tui ái ngại kéo một anh trưởng thôn ra chỗ vắng, hỏi: “Sao lại xảy ra chuyện này, kỳ vậy?”. Anh trưởng thôn buồn hiu, trả lời ỉu xìu: “Chúng tôi có muốn vậy đâu. Có phải vì lợi ích của tui đâu? Các anh nghĩ xem, toàn xã có 600 hộ bị thiệt hại, nặng nhẹ khác nhau; đoàn cứu trợ ấn định 200 phần quà. Hộ thiệt hại nặng được tặng quà đợt trước, chỉ được 300 ngàn đồng. Lần này thiệt hại nhẹ hơn, lại được 500 ngàn đồng. Còn một số hộ lần sau, không biết thế nào. Chúng tôi có trao đổi, thống nhất với bà con, quà nhận về, tiền tặng nộp lại, sẽ phân bổ sau, san sẻ đều đủ. Giờ bị phát hiện, nhà tài trợ phản đối, báo chí bêu rếu, mắc cỡ muốn độn thổ. Ai đó xuống làm trưởng thôn giùm đi”.

Đem chuyện, hỏi một cụ bà vừa nhận lại tiền đã nộp, cụ bà trả lời: “Đúng vậy đó mấy chú. Đừng lên báo, tội nghiệp mấy ông trưởng thôn. Bão lũ gây thiệt hại, có ai muốn đâu. Từ xưa đến nay, bà con trong làng đùm bọc lấy nhau, cùng chịu thiệt thòi, cùng giúp nhau vượt lũ, chia nhau từng hột muối đến củ khoai. Nay, có việc cứu trợ, được tặng quà nghĩa tình, bà con tụi tui mừng lắm, ơn lắm, nhưng cũng xót lắm. Nhà có nhà không, hộ nhiều hộ ít, hổng chịu được. Bà con sống với nhau như đũa bằng đầu, quen rồi. Tui nộp tiền cho trưởng thôn để phân phát lại,  do là vậy đó”.

Nghe chuyện của trưởng thôn, Ong mật tui mới biết bài báo “Nỗi niềm của trưởng thôn mùa cứu trợ” trên Báo Tuổi trẻ là hợp lý. Đoàn cứu trợ đến tặng quà đúng ý mình thỏa mãn lòng mình, rồi về. Bão đến rồi bão cũng đi. Trưởng thôn ở lại với bà con. Hình ảnh trưởng thôn bị méo mó, đương đầu với “bão lòng”, ai biết cho?              

Ong mật

 

Tin xem nhiều