Hỏi: Cha tôi (định cư tại nước ngoài) đứng đơn yêu cầu chia di sản thừa kế của ông bà nội của tôi. Tôi là người được cha ủy quyền đứng đơn này. Sau khi tòa án cấp sơ thẩm xét xử, tôi có quyền thay ông kháng cáo lên tòa án cấp trên không? Vì nếu cha tôi làm thủ tục kháng cáo sẽ quá thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Xin được luật sư tư vấn.
Hỏi: Cha tôi (định cư tại nước ngoài) đứng đơn yêu cầu chia di sản thừa kế của ông bà nội của tôi. Tôi là người được cha ủy quyền đứng đơn này. Sau khi tòa án cấp sơ thẩm xét xử, tôi có quyền thay ông kháng cáo lên tòa án cấp trên không? Vì nếu cha tôi làm thủ tục kháng cáo sẽ quá thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Xin được luật sư tư vấn.
Trần Anh Hùng (H.Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận)
Trả lời: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, việc kháng cáo đối với bản án của tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm là quyền của các đương sự (nguyên đơn; bị đơn; người có quyền, nghĩa vụ liên quan).
Người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn kháng cáo. Trường hợp nếu không tự mình kháng cáo có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo.
Theo thông tin cung cấp thể hiện anh là người được cha ủy quyền tham gia tố tụng tại phiên tòa án cấp sơ thẩm, nay có nhu cầu thay cha kháng cáo bản án sơ thẩm. Vấn đề này cần phải có văn bản ủy quyền hợp pháp của người cha, việc ủy quyền phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại tòa án có sự chứng kiến của thẩm phán hoặc người được chánh án tòa án phân công, trong văn bản ủy quyền phải có nội dung người cha ủy quyền cho anh (người đại diện theo ủy quyền) kháng cáo bản án của tòa án cấp sơ thẩm, nếu không có việc ủy quyền, anh kháng cáo không hợp pháp.
LS Ngô Văn Định