Hỏi: Qua tìm hiểu thông tin tôi được biết pháp luật hiện không cho phép kết hôn với người cận huyết thống. Vậy cho tôi hỏi thế nào là kết hôn với người cận huyết thống?
Ngô Thị Thái (TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương)
- Trả lời: Trước hết, hôn nhân cận huyết thống được hiểu là cuộc hôn nhân xảy ra giữa 2 người có cùng dòng máu trực hệ, nói cách khác là hôn nhân giữa những người cùng chung dòng máu trong phạm vi 3 đời. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Mặt khác, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Bên cạch đó, các nhà khoa học cho biết, kết hôn cận huyết thống làm tăng nguy cơ suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh lý di truyền (do kết hợp gen mang lại), gây suy thoái chất lượng giống nòi
Như vậy, chúng ta phải tuân thủ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về các hành vi bị cấm như: kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời (hôn nhân cận huyết thống). Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
LS Ngô Văn Định
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin