Báo Đồng Nai điện tử
En

Thúc đẩy thực hiện mô hình công dân học tập

07:02, 01/02/2023

Năm 2023, Hội khuyến học (HKH) các cấp tập trung triển khai thực hiện mô hình công dân học tập (CDHT). Đây chính là nòng cốt trong việc xây dựng xã hội học tập. Mô hình CDHT cũng nhằm hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Năm 2023, Hội khuyến học (HKH) các cấp tập trung triển khai thực hiện mô hình công dân học tập (CDHT). Đây chính là nòng cốt trong việc xây dựng xã hội học tập. Mô hình CDHT cũng nhằm hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Hội viên Hội Khuyến học tham gia cổ vũ tại hội thi Khuyến học tỉnh Đồng Nai. Ảnh: H.YẾN
Hội viên Hội Khuyến học tham gia cổ vũ tại hội thi Khuyến học tỉnh Đồng Nai. Ảnh: H.YẾN

HKH cấp huyện, cấp xã sẽ chủ động tổ chức tập huấn về CDHT cho hội viên và người dân hiểu rõ, triển khai đăng ký và đánh giá công nhận theo bộ tiêu chí đã được ban hành.

Tập huấn, triển khai đến 60% người dân toàn tỉnh

Chương trình Xây dựng mô hình CDHT giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 30-6-2022. Mục tiêu chung của chương trình là: “Thúc đẩy việc học tập suốt đời để con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả… Trên cơ sở hình thành mô hình CDHT nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập”.

Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức HKH

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà HKH tỉnh Đồng Nai đặt ra trong năm 2023 là kiện toàn tổ chức Hội, phát triển hội viên theo hướng nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng. Theo đó, đối với những địa phương đã đạt 20% người dân tham gia tổ chức Hội thì chỉ cần phát triển thêm 1% nữa, nhưng hội viên phải hiểu rõ về tổ chức Hội, nhiệt tình tham gia và có trách nhiệm với các hoạt động của Hội. HKH tỉnh cũng sẽ tổ chức tập huấn để cán bộ Hội làm tốt công tác hội...

Trong năm 2022, HKH tỉnh đã tổ chức tập huấn việc triển khai xây dựng mô hình này cho ban chấp hành HKH các huyện, thành phố. Trong năm 2023, HKH các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn sẽ chủ động tổ chức tập huấn đến từng khu phố, ấp, tổ nhân dân và người dân.

“Mục tiêu đề ra là phải đảm bảo có khoảng 60% người dân hiểu rõ về mô hình CDHT và đăng ký thực hiện mô hình này. Đồng thời, các danh hiệu Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập được công nhận thì phải có ít nhất 30% thành viên đạt danh hiệu CDHT” - Chủ tịch HKH tỉnh Lê Thị Mỹ Phượng cho biết.

Cùng với triển khai mô hình CDHT, việc xây dựng xã hội học tập và các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập sẽ đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng hơn. Trong đó, người dân học tập theo nhu cầu và được tạo điều kiện thuận lợi nhất để học tập có kết quả nhằm vận dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng một cách tích cực hơn. Có thể nói, mô hình CDHT chính là nòng cốt trong xã hội học tập. Xây dựng, phát triển và nhân rộng mô hình CDHT là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội, các cơ quan, đơn vị, các dòng họ và của mọi gia đình.

Khuyến khích người lớn tham gia học tập

GS-TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Trung ương HKH Việt Nam cho rằng, từ trước đến nay, toàn xã hội đã dành nhiều sự quan tâm cho việc học tập của học sinh, sinh viên nhưng chưa chú ý nhiều đến việc học tập của người lớn tuổi. Trong khi đó, người lớn học tập cũng quan trọng như học sinh, sinh viên học tập, bởi người lớn chính là lực lượng lao động chủ yếu đang trực tiếp xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay. Do đó, HKH cần coi việc triển khai thực hiện mô hình CDHT là nhiệm vụ trọng tâm, vì CDHT chính là tiêu chí nòng cốt của xã hội học tập. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao thì phải có CDHT.

Hội Khuyến học H.Trảng Bom trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: ĐPCC
Hội Khuyến học H.Trảng Bom trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: ĐPCC

GS-TS Nguyễn Thị Doan cho biết: “Thực hiện tốt mô hình CDHT sẽ cung cấp cho thị trường lao động tỉnh đội ngũ lao động với đầy đủ các năng lực cốt lõi gồm: năng lực tự học, tự nghiên cứu, học ở mọi nơi; năng lực sử dụng thành thạo các công cụ phục vụ cho quá trình lao động; năng lực quan hệ xã hội. Đây cũng chính là các tiêu chí của CDHT. Thực hiện tốt 3 năng lực này sẽ có những công dân số, cung cấp cho các lĩnh vực kinh tế của tỉnh phát triển năng động như Đồng Nai. Thực hiện tốt mô hình CDHT chính là thực hiện tốt cuộc vận động người lớn học tập - một nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt của HKH Việt Nam”.

Theo GS-TS Nguyễn Thị Doan, HKH nên trao học bổng cho cả những tấm gương người lớn tham gia học tập để khuyến khích tinh thần học tập suốt đời. Trên thực tế, Trung ương HKH Việt Nam đã triển khai chương trình học bổng Học không bao giờ cùng để trao cho cả học sinh, sinh viên và người lớn. Trong đó, có những người đã qua tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia học tập và đã được Trung ương HKH trao học bổng này.

Học bổng có tên gọi như vậy xuất phát từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng, càng học càng tiến bộ, càng tiến bộ lại càng phải thấy học thêm”.

Hải Yến

Tin xem nhiều