Báo Đồng Nai điện tử
En

Để không còn những mất mát

10:06, 03/06/2019

Anh Đới Sỹ Hòa (26 tuổi, quê huyện Tân Phú), công nhân Công ty TNHH một thành viên cao su Kenda Việt Nam (KCN Hố Nai, huyện Trảng Bom) cho biết năm 2018 trong khi thao tác với máy, anh bị máy ép vào cánh tay trái. Vụ tai nạn làm anh bị cắt cụt cẳng tay trái với tỷ lệ thương tật 65%.

Anh Đới Sỹ Hòa (26 tuổi, quê huyện Tân Phú), công nhân Công ty TNHH một thành viên cao su Kenda Việt Nam (KCN Hố Nai, huyện Trảng Bom) cho biết năm 2018 trong khi thao tác với máy, anh bị máy ép vào cánh tay trái. Vụ tai nạn làm anh bị cắt cụt cẳng tay trái với tỷ lệ thương tật 65%. Thời gian qua anh Hòa được công ty đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng không khả quan nên dù nhìn bề ngoài cánh tay trái của anh Hòa vẫn bình thường song lại không thể điều khiển được.

Anh Đới Sỹ Hòa (bìa phải - một nạn nhân bị tai nạn lao động, quê huyện Tân Phú), công nhân Công ty TNHH một thành viên cao su Kenda Việt Nam (Khu công nghiệp Hố Nai, huyện Trảng Bom) như muốn khóc khi được hỏi về cánh tay không thể điều khiển được với tỷ lệ thương tật 65%. ảnh: V.Truyên
Anh Đới Sỹ Hòa (bìa phải - một nạn nhân bị tai nạn lao động, quê huyện Tân Phú), công nhân Công ty TNHH một thành viên cao su Kenda Việt Nam (Khu công nghiệp Hố Nai, huyện Trảng Bom) như muốn khóc khi được hỏi về cánh tay không thể điều khiển được với tỷ lệ thương tật 65%. ảnh: V.Truyên

[links()]Để anh Hòa không mất niềm tin vào cuộc sống, công ty đã bố trí cho anh tiếp tục vào làm việc ở một vị trí phù hợp với điều kiện sức khỏe hiện tại. “Vậy là tôi phải sống cùng cánh tay tuy lành lặn nhưng bất lực trong việc vận động, đó là điều rất đau khổ. Phải chi tôi cẩn thận hơn trong quá trình làm việc thì đã không có sự việc đáng tiếc xảy ra” - anh Hòa nói.

Còn khi đang thao tác với máy ép khuôn trong nhà máy, ông Nguyễn Văn Tiến (32 tuổi, ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom), công nhân Công ty cổ phần công nghiệp chính xác Việt Nam (KCN Hố Nai, huyện Trảng Bom) bị tai nạn lao động. Hậu quả, ông Tiến bị thương tật tỷ lệ 55% bị cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay trái. Ông Tiến cho hay: “Những đau đớn về thể xác, lo lắng về tinh thần trong thời gian điều trị khiến tôi suy sụp. Lúc đó, việc gia đình từ lo cho con còn quá nhỏ đến chăm sóc tôi ở bệnh viện đều dồn hết lên vai vợ”.

Sau thời gian dài điều trị và khi sức khỏe phục hồi, ông Tiến tiếp tục được công ty nhận vào làm với công việc phù hợp. Tuy vậy, theo ông Tiến, ông luôn ước mình cẩn thận hơn để vẫn là một người lành lặn, lao động bình thường như trước.

Trường hợp của ông Tiến, anh Hòa chỉ là 2 trong số 1.308 người bị tai nạn lao động trong 1.296 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2018. Nhưng dù sao 2 trường hợp kể trên vẫn còn được xem là khá may mắn, bởi cũng trong năm này đã có 38 người chết vì tai nạn lao động. Vì vậy, theo ông Phạm Văn Cộng, Phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội, để mỗi ngày đi làm thật an toàn, mỗi người lao động cần thao tác đúng quy trình, không làm tắt, làm nhảy bước nhằm nhanh đạt năng suất mà bỏ qua những quy định cần thiết. Đặc biệt, người lao động cần tự đánh giá được những mối nguy hiểm tiềm ẩn để không chủ quan và tự quyết định ngưng thao tác khi thấy khả năng sẽ xảy ra tai nạn. Muốn làm được điều này, người lao động cần tham gia đầy đủ vào các lớp tập huấn kỹ năng do chủ sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức. Đồng thời, chủ doanh nghiệp cần đánh giá đúng, đủ và có giải pháp đảm bảo an toàn cho người lao động.

Sông Thao

 

 

Tin xem nhiều