Báo Đồng Nai điện tử
En

Thờ ơ với đăng ký quyền tác giả

11:10, 30/10/2015

Một số nhạc sĩ trong cả nước mỗi khi có tác phẩm đều gửi đến Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (gọi tắt là VCPMC) để được bảo vệ lợi ích trước pháp luật về sở hữu trí tuệ, thu phí tác quyền mỗi khi bài hát được sử dụng.

Một số nhạc sĩ trong cả nước mỗi khi có tác phẩm đều gửi đến Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (gọi tắt là VCPMC) để được bảo vệ lợi ích trước pháp luật về sở hữu trí tuệ, thu phí tác quyền mỗi khi bài hát được sử dụng.

Ca sĩ, diễn viên Đoàn Ca múa nhạc Đồng Nai biểu diễn ca khúc Vào thăm Văn miếu của nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hòa. Đây cũng là một trong nhiều ca khúc của các nhạc sĩ trong tỉnh chưa thực hiện đăng ký bản quyền tác giả.
Ca sĩ, diễn viên Đoàn Ca múa nhạc Đồng Nai biểu diễn ca khúc Vào thăm Văn miếu của nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hòa. Đây cũng là một trong nhiều ca khúc của các nhạc sĩ trong tỉnh chưa thực hiện đăng ký bản quyền tác giả.

Tuy nhiên, ở Đồng Nai đa phần các nhạc sĩ đều thờ ơ với việc làm này. Chỉ có số rất ít nhạc sĩ quan tâm thực hiện việc bảo vệ chính đáng cho quyền lợi của mình.

* Ít được coi trọng

Mặc dù ca khúc Hát v Trường Sa được sáng tác năm 2013 và vừa đoạt giải tư trong cuộc thi sáng tác ca khúc chủ đề Tôi yêu T quc tôi (do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức trong năm 2015), nhưng nhạc sĩ Đoàn Quang Trung vẫn chưa đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm của mình. Theo nhạc sĩ Đoàn Quang Trung, không chỉ tác phẩm này mà gần 300 bài hát được ông sáng tác từ trước đến nay cũng chưa có bài nào được đăng ký bản quyền tác giả.

Nhạc sĩ Nguyễn Phương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - thể thao TX.Long Khánh, chia sẻ: “Đúng là lâu nay tôi sáng tác ca khúc chỉ mong tác phẩm được phổ biến đến người nghe chứ thật tình không mấy lưu tâm đến việc đăng ký bản quyền tác giả với cơ quan chức năng”. Vậy nên, dù các ca khúc của nhạc sĩ này được sử dụng rất nhiều trong các hội thi, chương trình biểu diễn văn nghệ nhưng chưa nhận được quyền lợi chính đáng.

Nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, cho hay dòng nhạc mà các nhạc sĩ trong tỉnh sáng tác không phải là nhạc thị trường mà thường là các sáng tác về tình yêu đất nước, con người với mong muốn qua đó ca ngợi những gì tốt đẹp của quê hương và không nhằm mục đích kiếm sống. Do vậy mà đa phần nhạc sĩ trong tỉnh có tâm lý sáng tác ra ca khúc để phổ biến rộng rãi chứ không mong từ ca khúc tạo ra thu nhập. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại đăng ký quyền tác giả xuất hiện ở rất nhiều người.

“Nếu ca khúc chưa nổi danh, ít được chú ý thì chẳng phải bàn, nhưng một khi đã trở thành cái tên “hot” và được nhiều ca sĩ sử dụng thì nguy cơ tác phẩm bị “xài chùa”, người hát có tiền bỏ túi còn người làm nên ca khúc chẳng có quyền lợi gì sẽ xảy ra, gây mất công bằng đối với nhạc sĩ” - nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Giám đốc VCPMC phía Nam, cho hay.

Trong khi đó, nhạc sĩ Cao Hồng Sơn - người có nhiều sáng tác liên tục đoạt giải cao trong các cuộc thi sáng tác âm nhạc tầm quốc gia, đã chủ động đăng ký quyền tác giả đối với những “đứa con tinh thần” do mình tạo ra. “Năm 2012, tôi chọn lựa hơn 60 sáng tác của mình để gửi đến VCPMC đăng ký quyền tác giả. Số tiền tôi được VCPMC trả trong năm 2013-2014 lần lượt là 1 triệu và 700 ngàn đồng. Số tiền này rất khiêm tốn nhưng thể hiện được trách nhiệm của xã hội đối với những sáng tác của tôi”.

* Tự bảo vệ quyền lợi

Nhìn vào thực tế, có rất ít nhạc sĩ trong tỉnh chủ động đăng ký quyền tác giả với VCPMC. Có thể thấy rằng, việc tự bảo vệ lợi ích hợp pháp, khẳng định quyền sở hữu đối với tác phẩm thông qua các cơ quan quản lý nhà nước của các nhạc sĩ Đồng Nai ít được chú trọng. Nhất là đến cuối năm nay, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực thì việc sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ không nằm trong phạm vi của một nước.

“Khi tác giả ca khúc đã thực hiện đăng ký bản quyền tác giả sẽ được VCPMC bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài. Cụ thể ở đây là việc thu phí bản quyền tác phẩm trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật để chi trả cho tác giả, tránh tình trạng người sáng tác phải vắt óc suy nghĩ ra tác phẩm nhưng không được hưởng lợi ích khi tác phẩm được phổ biến. điều này là rất thiếu công bằng” - nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Giám đốc VCPMC phía Nam, cho hay.

Để nâng cao ý thức cho các nhạc sĩ Đồng Nai trong việc khẳng định quyền tác giả đối với tác phẩm, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhạc sĩ, theo nhạc sĩ Nguyễn Khánh Hòa, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thời gian tới Hội Văn học nghệ thuật tỉnh sẽ tiếp tục nhắc các nhạc sĩ hội viên chú ý hơn đến vấn đề này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với những đứa con tinh thần do mình tạo ra.

 

Văn Truyên

 

 

 

Tin xem nhiều