Đình An Hòa tọa lạc bên tả ngạn sông Đồng Nai thuộc làng Bến Gỗ (nay là xã An Hòa, huyện Long Thành). Đây là ngôi đình cổ kính gắn liền với quá trình khai phá, xây dựng và phát triển làng Bến Gỗ xưa - mảnh đất có vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế phát triển, văn hóa đa dạng. Đình đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia (Quyết định số 100/VH-QĐ, ngày 21-1-1989).
Đình An Hòa tọa lạc bên tả ngạn sông Đồng Nai thuộc làng Bến Gỗ (nay là xã An Hòa, huyện Long Thành). Đây là ngôi đình cổ kính gắn liền với quá trình khai phá, xây dựng và phát triển làng Bến Gỗ xưa - mảnh đất có vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế phát triển, văn hóa đa dạng. Đình đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia (Quyết định số 100/VH-QĐ, ngày 21-1-1989).
Đình An Hòa được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XVIII, ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Trải qua thời gian, đình được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Đình xây theo kiểu chữ Công (I) - một trong năm lối kiến trúc truyền thống của Việt
Theo phong tục Việt Nam, đình An Hòa thờ Thần thành hoàng bổn cảnh - vị thần bảo vệ, phù trợ cho làng xã; thờ tiền hiền, hậu hiền - những vị có công khai phá, mở mang, phát triển làng xã.
Trước năm 1945, đình là trụ sở hành chính của xã, thôn, nơi hội họp của Hội đồng kỳ mục của làng. Sau ngày miền Nam giải phóng, Nhà nước giao quyền quản lý đình cho Ban Quý tế xã An Hòa trông coi và tổ chức các hoạt động hội họp, lễ hội - sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Hàng năm nhằm ngày rằm tháng tám (âm lịch), đình tổ chức lễ cúng Thần theo nghi thức truyền thống.
Năm 2007 này, Đình An Hòa sẽ được trùng tu, tôn tạo để đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Đăng Thắng