Bùi Cát Vũ sinh năm 1924, tại xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo, đông con. Tuy vậy, Bùi Cát Vũ rất hiếu học, ông thi tiểu học đậu đầu tỉnh được học bổng. Khi thi vào trường trung học Mỹ Tho lại được học bổng toàn phần.
Bùi Cát Vũ sinh năm 1924, tại xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, trong một gia đình nông dân nghèo, đông con. Tuy vậy, Bùi Cát Vũ rất hiếu học, ông thi tiểu học đậu đầu tỉnh được học bổng. Khi thi vào trường trung học Mỹ Tho lại được học bổng toàn phần. Nhưng do nhà quá nghèo nên ông phải bỏ lên Sài Gòn để tìm phương kế sinh nhai. Ông làm nhiều nghề: phụ hồ, bán báo rồi chuyển sang làm báo. Chính trong giai đoạn tập tành viết báo dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Văn Nguyễn, Trần Thanh Mai... Bùi Cát Vũ được tuyên truyền giác ngộ cách mạng. Và khi báo Dân Chúng bị đóng cửa, Bùi Cát Vũ bị bắt vào tù, nhờ đó có dịp làm quen với nhiều bậc trí thức lớn như: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Tạo ,Tạ Thu Thâu, Dương Bạch Mai...
Sau ngày giành được chính quyền 1945, ông Dương Quang Đông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh Trà Vinh, Bùi Cát Vũ được cử làm giám đốc cộng hòa vệ binh.
Sau khi Pháp tái chiếm Nam bộ, ông tìm lên Biên Hòa để bắt liên lạc với bộ đội Huỳnh Văn Nghệ. Cùng với Huỳnh Văn Nghệ, Bùi Cát Vũ chỉ huy trận La Ngà lịch sử. Năm 1954, Bùi Cát Vũ ra miền Bắc học tập, sau đó ông trở lại miền
Đối với vùng đất Chiến khu Đ, tướng Bùi Cát Vũ có rất nhiều kỷ niệm. Đây là nơi ông chính thức trở thành người lính, người chế tạo vũ khí, người trực tiếp chỉ huy trận La Ngà lịch sử và được biết đến với những biệt danh.
* "Võ Tòng" chiến khu Đ
Thiếu tướng Bùi Cát Vũ cười rất to khi kể lại chuyện này: Cũng là chuyện khá ly kỳ đây. Sau trận La Ngà, tại chiến khu Đ có con cọp ăn xác lính Pháp mãi thành nghiện món thịt người. Con cọp này có một chân chỉ ba móng, rất tinh quái và liều lĩnh. Lại có tin đồn là biệt kích giả dạng thú dữ, để khủng bố tinh thần đồng bào và bộ đội. Chỉ một thời gian ngắn, nó đã ăn thịt tới 106 người. Thật kinh khủng. Lần nọ, chị Bảy Cao, hội trưởng phụ nữ xã Lạc An đi công tác cùng hai cán bộ nữa và vào ngủ trọ nhà đồng bào. Chị Bảy có dáng người cao lớn, nằm trong cùng, sát vách chủ nhà. Thế mà nửa đêm cọp vào bắt mất chị không gây ra một tiếng động. Phát hiện lần theo dấu vết, chỉ tìm thấy còn lại một phần xương thịt hằn vết xước cọp cào cùng vài mảnh quần áo rách nát. Bấy giờ, ở chiến khu Đ xảy ra chuyện bi hài thế này: Có hai ông thầy chùa không chịu làm gác tránh cọp, mà lại còn gởi kinh thông điệp cho nhân dân rằng "ngài" ba móng chỉ về "rước" những người tới số. Nếu ai chịu tụng kinh gõ mỏ thì "ngài" sẽ không bắt. Chẳng may, mấy tuần sau chính một trong hai ông thầy chùa kia đã bị "ngài" về "rước" mất. Ông thầy còn lại mếu máo sợ cọp bắt liền lập cập chạy vào một đơn vị bộ đôi xin ở nhờ.
Trước tình hình ấy, tôi được Tư lệnh Nguyễn Văn Lung trực tiếp giao nhiệm vụ trừ khử con cọp tinh quái. Mới vừa nhận lệnh, thì một đêm nọ ở binh công xưởng do tôi làm giám đốc lại có một người bị cọp về bắt lúc đang làm việc. Đó là anh Sáu Lùn, giữ lò than. Theo dấu máu, chúng tôi tìm được phần xác còn lại của anh Sáu mà con cọp để dành bữa trưa. Tôi quyết định lấy dây cột chặt xác anh Sáu lại, rồi cùng hai đồng chí nữa trèo lên chặc cây ngồi rình. Nhìn xác anh Sáu phơi trong nắng, tôi ứa nước mắt, thầm khấn: "Anh Sáu ơi, anh có khôn thiêng thì dụ nó về đây để tôi trả thù cho anh!". Đúng như lời khấn, con ác thú xuất hiện. Một con cọp lông vàng, dài khoảng 3 mét, phần dưới cổ và bụng trắng như bông. Mò đến cách xác anh Sáu chừng 5-6 mét, nó thu mình ngồi xuống trong thế thủ, rồi lừ lừ ngước nhìn lên chạc cây chúng tôi ngồi. Đoàng! Cây súng calip hai nòng của anh Sáu Mẹo, một tay thợ săn lão luyện nổ vang trời. Một vệt sáng màu vàng vụt qua trước mặt tôi. Con cọp biến mất. Thế là hụt rồi. Quá tức giận, đem thi thể anh Sáu về chôn cất, nước mắt chúng tôi cứ chực trào ra. Tối hôm đó, cọp lại mò về đơn vị tôi vồ hụt một con heo. Tôi cho gài hai quả mìn tự tạo vào con heo để nhử, vì đoán thế nào nó cũng mò về tìm miếng mồi cũ. Không sai, và hai trái mìn phát nổ. Nhưng cũng chẳng hề hấn gì con ranh thú này. Thật cay đắng! Cuối cùng, với bốn quả mìn hạng nặng gài vào một xác người chết bị cọp vồ do người thân chấp nhận hiến, chúng tôi đã hạ thủ được con cọp dữ. Khi ruột gan của nó đã bung ra ngoài rồi, vậy mà nó vẫn còn gầm thét, cố kéo lê gần cả 100m nữa mới chịu gục xuống bằng một loạt đạn cuối cùng vào đầu. Nỗi sợ cọp bắt ở Chiến khu Đ từ đó mới hoàn toàn được giải tỏa.
* "Duyên số" ngay tại chiến trường
Kể về chuyện tình cảm, vị tướng già đã về hưu từ năm 1990 vẫn không kém vẻ hào hứng: "Thế hệ chúng tôi lúc đó lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, được giác ngộ cách mạng, nên lấy việc chung làm hạnh phúc, ít nghĩ đến chuyện riêng tư. Tôi còn nhớ trận phục kích đầu tiên mà tôi bị thương, khi nhìn thấy bọn lính Pháp, Anh đi mặt mày lấm la lấm lét trên đường thì tôi sướng lắm! Bởi trước đây gặp chúng là tôi cúi xuống thôi, không dám ngó thẳng mặt. Nhưng bây giờ thì chúng biết sợ mình. Chúng đánh với mình cũng giống như trong đại chiến thế giới lần thứ hai mà tôi thấy qua phim ảnh: đội nón sắt mang giày da, mặc quân phục, tay xách súng, mắt lom lom sợ hãi. Nghĩ bao nhiêu đó, tôi sướng muốn chết rồi. Tự hào lắm! Nên không nghĩ đến chuyện gia đình nữa. Lúc đó tôi đã 23-24 tuổi. Tôi cũng còn nhớ trên đường hành quân đi đánh trận Bàu Cá năm 1947, vì mệt quá nên khi được lệnh nằm xuống, là nằm co núm lại liền. Đất ướt, sợ vắt chui vào lỗ tai nên đầu người nọ gối lên mông người kia...
...Trong hàng ngũ kháng chiến lúc đó, có hai cô y tá học trường Pháp ở Sài Gòn là Trần Thị An và chị Tư Tương. Hai chị rất giỏi tiếng Pháp lại ân cần đảm đang hết lòng với bộ đội. Anh em thương binh từ mặt trận trở về gặp hai bà này chăm sóc thì họ mừng lắm. Các anh trong chiến khu muốn ghép chị Trần Thị An cho tôi. Bấy giờ tôi là giám đốc binh công xưởng mà ham đi đánh giặc lắm. Và trận nào không có tôi thì anh em không tin. Đơn giản là vì trình độ văn hóa, kỹ thuật của anh em không có, nên chỉ cần để lựu đạn phải sương cũng đã lép rồi. Trong trận Bàu Cá, tôi đang phục kích ngoài trận địa, thì anh em bố trí cho mấy chị đem cơm vắt ra, trong đó có chị Trần Thị An. Lúc đó chiến sĩ nam giới thiếu gì, nhưng các anh cố ý như thế. Sau này bác sĩ Võ Cương mới nói: "Cơm vắt là của chị An đó. Chị nhường lại cho anh đó!". Chúng tôi dần thân thiết, thương yêu nhau và được đơn vị tổ chức đám cưới ngay trong Chiến khu Đ, bên bờ sông Đồng Nai".
Cả ba người con của ông là Bùi Cát Vũ và Trần Thị An gồm hai trai, một gái đều ra đời ở Chiến khu Đ. Năm 1954, ông Bùi Cát Vũ ra miền Bắc. Bà Trần Thị An đưa 3 đứa con về quê Cần Giuộc làm nghề dạy học. Mãi đến ngày giải phóng miền
Bùi Thuận
Thiếu tướng Bùi Cát Vũ.
Cọp ba móng bị tiêu diệt tại Chiến khu Đ.