"... Bác sĩ cưa chân/ Một chiến sĩ bị thương/ Bằng cưa thợ mộc/ Bác sĩ vừa cưa vừa khóc/ Chị cứu thương mắt cũng đỏ hoe/ Nhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách tre/ Anh chiến sĩ cứ mãi mê hát/ Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc...". Đó là một đoạn trong bài thơ Tiếng hát giữa rừng được chiến sĩ - thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ sáng tác năm 1946 trong một lần tình cờ ghé thăm trại quân y ở Chiến khu Đ.
"... Bác sĩ cưa chân/ Một chiến sĩ bị thương/ Bằng cưa thợ mộc/ Bác sĩ vừa cưa vừa khóc/ Chị cứu thương mắt cũng đỏ hoe/ Nhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách tre/ Anh chiến sĩ cứ mãi mê hát/ Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc...". Đó là một đoạn trong bài thơ Tiếng hát giữa rừng được chiến sĩ - thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ sáng tác năm 1946 trong một lần tình cờ ghé thăm trại quân y ở Chiến khu Đ. Người chiến sĩ thương binh vừa bị cưa tay, vừa hát Tiến quân ca ấy là ông Bùi Xuân Tảo.
Chiến sĩ Bùi Xuân Tảo là "người đất Bắc" đã có mặt ở miền Đông Nam bộ từ trước Cách mạng tháng Tám và là một trong những chiến sĩ đầu tiên của Vệ quốc đoàn Biên Hòa (sau này là Chi đội 10). Đêm 1 rạng sáng ngày
Sau khi ông Tảo thiếp đi, các y bác sĩ tổ chức mổ cắt vết thương. Do điều kiện thiếu thốn nên phương tiện phẫu thuật lúc bấy giờ chỉ là cái cưa kim loại thông thường (dùng để cưa củi) hiệu Peugeot. Sự gan dạ của chiến sĩ thương binh Bùi Xuân Tảo trong chiến đấu và cả trong phẫu thuật đã làm cảm động đến tâm hồn thi sĩ của chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ nên bài thơ Tiếng hát giữa rừng ra đời. Theo bác sĩ Võ Cương, có một số chi tiết trong ca phẫu thuật được thi sĩ hư cấu nhưng để nhằm nêu chí phục thù cháy bỏng như đoạn kết bài thơ đã viết: "Trở lên yên ngựa đi từng bước/ Cúi đầu nén nỗi thương đau/ Nhưng lửa căm hờn/ Bỗng dựng cao đầu ngựa dậy/ Vang trời ngựa hí/ Chí phục thù cháy bỏng tay cương". Chính bài thơ này được tuyên truyền trong chiến khu và qua truyền miệng với nhiều giai thoại khác nhau đã có tác động thôi thúc chí anh hùng, lòng gan dạ, dũng cảm của nhiều chiến sĩ khác. Ông Triệu Thành Long, nguyên Huyện đội phó huyện Vĩnh Cửu trong căn cứ Chiến khu Đ, nhớ lại: "Hồi ấy, "huyền thoại" Bùi Xuân Tảo được biết đến với lòng gan dạ giống như anh La Văn Cầu tự chặt cánh tay trong chiến dịch Điện Biên Phủ sau này. Ở đâu có khó khăn, ở đâu có trở ngại thì tấm gương Bùi Xuân Tảo được nêu ra để các chiến sĩ học tập, noi theo". Còn cố nhà văn Nguyên Hùng thì kể lại, ngoài dũng cảm, gan dạ, chiến sĩ thương binh Bùi Xuân Tảo còn là người sống lạc quan. Nhiều đồng đội cũ còn nhớ, do bị thương nặng nên sức khỏe ông có phần giảm sút. Vì vậy, hàng ngày ông phải dậy sớm tập thể dục. Nhờ kiên trì rèn luyện nên trong các cuộc đua tranh về bơi lội, nhiều chiến sĩ trẻ đành phải chào thua sức dẻo dai, sự nhanh nhẹn của người thương binh cụt một cánh tay ấy. Ông còn được biết đến với ý chí kiên cường tập viết chữ bằng tay trái do cánh tay phải bị cụt gần hết. Sau này, ông Tảo được giao làm giao liên tuyến đường Mỹ Lộc, Tân Tịch qua Vĩnh Cửu, rồi Trưởng ban Văn hóa - thông tin xã Tân Vân trong vùng Đất Cuốc và bao giờ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sau ngày hòa bình lập lại, ông Bùi Xuân Tảo về sinh sống tại phường Trung Dũng (TP. Biên Hòa) và công tác tại Phòng Lao động, thương binh và xã hội của thành phố cho đến ngày nghỉ hưu. Hiện nay, dù người thương binh gan dạ ấy không còn nữa nhưng huyền thoại về ông vẫn được nhiều người nhắc tới.
Trường Quân